Những điều mẹ bầu cần biết về tình trạng nước ối
(aFamily.vn) - Tai biến thai sản do nước ối được coi là tai biến nguy hiểm trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy mẹ bầu nên cảnh giác với tình trạng nước ối của mình.
Em bé phát triển trong bụng mẹ được bao quanh bởi nước ối. Nước ối đóng vai trò tối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi, có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức bởi các tác động bên ngoài, bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác cho cuộc sống của thai nhi.
Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Ở tuần thứ 37 lượng nước ối đạt cao nhất xấp xỉ bằng 1000ml. Nhưng cũng có trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít hay quá nhiều, một trạng thái như vậy được gọi là thiểu ối và đa ối. Cho dù là thiểu ối hay đa ối thì đều tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ. Trong khi thiểu ối dễ khiến trẻ bị ngạt thì đa ối lại dễ khiến trẻ bị suy thận. Vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Em bé trong bụng mẹ được bảo vệ bởi nước ối. (Ảnh minh họa)
1. Đa ối
Quá nhiều nước ối được gọi là đa ối, nó thường nói về những bất thường trong sự phát triển của đứa trẻ. Thai phụ sẽ được chẩn đoán là đa ối nếu lượng nước ối đo được khi siêu âm lớn hơn 2 lít.
Biểu hiện: Nếu bị nhiều nước ối, thai phụ có thể thấy bụng to lên nhanh, bụng căng khó chịu.
Nguyên nhân của đa ối:
Do thai nhi:
- Đa thai
- Thai bất thường
- Bệnh lý nhau thai
- Thai nhi bị rối loạn tim bẩm sinh
- Thai nhi phát triển thần kinh không hoàn thiện dẫn đến sự “vắng mặt” của phản xạ nuốt
- Thai bị hội chứng bất động
Do thai phụ:
- Có bệnh lý mạch máu
- Tiểu đường
- Bị nhiễm trùng như rubella, giang mai, toxoplasmosis
- Hay vài lý do đặc biệt khác
Nguy cơ: Đa ối có thể gây nguy cơ cho thai nhi như thai bất thường, sa dây rốn khi vỡ ối hoặc lúc chuyển dạ, có thể tử vong. Còn với mẹ, thì đa ối cấp tính có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non, khó thở cấp. Nếu đa ối mãn tính có thể gây băng huyết sau sinh, nhau bong non...
Điều trị: Đa ối nên được theo dõi và điều trị, bởi vì nó có thể dẫn đến sinh non.
Để giảm nguy cơ sinh non, trong những tuần cuối của thai kỳ, thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, đi khám bác sĩ thường xuyên, theo dõi tình trạng của cổ tử cung và tình trạng của em bé.
Trong trường hợp đặc biệt khó khăn, các bác sỹ khuyên thai phụ nên đến bệnh viện để được giám sát y tế. Bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng thể để xác định bệnh di truyền cho em bé. Nếu nguyên nhân dẫn đến đa ối được xác định là do một bệnh di truyền thì người mẹ cần được giữ lại bệnh viện ngay lập tức để tiến hành điều trị cụ thể.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc để giúp phục hồi lượng nước ối bình thường.
2. Thiểu ối
Nước ối quá ít (dưới 600ml) được gọi là thiểu ối, nó được coi là nguy hiểm hơn đa ối. Thiểu ối có thể dẫn đến sự kém phát triển của phổi, xương và các cơ quan khác của bé, nó cũng làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ.
Biểu hiện: Chiều cao tử cung thường nhỏ hơn so với tuổi thai, số đo thường thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn. Thai thường cử động yếu.
Nguyên nhân của thiểu ối:
- Thai nhi bị suy thận
- Rò rỉ nước ối
- Độ lệch trong sự phát triển và chức năng của nhau thai
- Thai quá ngày
- Biến chứng ở mẹ: mẹ bị mất nước, tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường…
Nguy cơ: Các rủi ro liên quan đến thiểu ối phụ thuộc vào tuổi thai.
Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa đầu của thai kỳ thì các biến chứng nghiêm trọng có thể gồm: Túi ối chật chội gây khuyết tật bẩm sinh; Tăng cơ hội sảy thai hoặc thai lưu.
Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa cuối thai kỳ, biến chứng có thể gồm: Hạn chế tăng trưởng ở bào thai; Sinh non; Biến chứng khi chuyển dạ và phải đề nghị mổ đẻ; thậm chí dẫn tới tử vong thai nhi.
Điều trị: Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà có hướng điều trị thiểu ối.
- Trong 3 tháng đầu: Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.
- Trong 3 tháng giữa: cũng cần xác được nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.
- 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Siêu âm đo chỉ số ối 1 - 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.
Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Ở tuần thứ 37 lượng nước ối đạt cao nhất xấp xỉ bằng 1000ml. Nhưng cũng có trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít hay quá nhiều, một trạng thái như vậy được gọi là thiểu ối và đa ối. Cho dù là thiểu ối hay đa ối thì đều tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ. Trong khi thiểu ối dễ khiến trẻ bị ngạt thì đa ối lại dễ khiến trẻ bị suy thận. Vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Em bé trong bụng mẹ được bảo vệ bởi nước ối. (Ảnh minh họa)
1. Đa ối
Quá nhiều nước ối được gọi là đa ối, nó thường nói về những bất thường trong sự phát triển của đứa trẻ. Thai phụ sẽ được chẩn đoán là đa ối nếu lượng nước ối đo được khi siêu âm lớn hơn 2 lít.
Biểu hiện: Nếu bị nhiều nước ối, thai phụ có thể thấy bụng to lên nhanh, bụng căng khó chịu.
Nguyên nhân của đa ối:
Do thai nhi:
- Đa thai
- Thai bất thường
- Bệnh lý nhau thai
- Thai nhi bị rối loạn tim bẩm sinh
- Thai nhi phát triển thần kinh không hoàn thiện dẫn đến sự “vắng mặt” của phản xạ nuốt
- Thai bị hội chứng bất động
Do thai phụ:
- Có bệnh lý mạch máu
- Tiểu đường
- Bị nhiễm trùng như rubella, giang mai, toxoplasmosis
- Hay vài lý do đặc biệt khác
Nguy cơ: Đa ối có thể gây nguy cơ cho thai nhi như thai bất thường, sa dây rốn khi vỡ ối hoặc lúc chuyển dạ, có thể tử vong. Còn với mẹ, thì đa ối cấp tính có thể dẫn đến chuyển dạ sinh non, khó thở cấp. Nếu đa ối mãn tính có thể gây băng huyết sau sinh, nhau bong non...
Điều trị: Đa ối nên được theo dõi và điều trị, bởi vì nó có thể dẫn đến sinh non.
Để giảm nguy cơ sinh non, trong những tuần cuối của thai kỳ, thai phụ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, đi khám bác sĩ thường xuyên, theo dõi tình trạng của cổ tử cung và tình trạng của em bé.
Trong trường hợp đặc biệt khó khăn, các bác sỹ khuyên thai phụ nên đến bệnh viện để được giám sát y tế. Bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng thể để xác định bệnh di truyền cho em bé. Nếu nguyên nhân dẫn đến đa ối được xác định là do một bệnh di truyền thì người mẹ cần được giữ lại bệnh viện ngay lập tức để tiến hành điều trị cụ thể.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc để giúp phục hồi lượng nước ối bình thường.
2. Thiểu ối
Nước ối quá ít (dưới 600ml) được gọi là thiểu ối, nó được coi là nguy hiểm hơn đa ối. Thiểu ối có thể dẫn đến sự kém phát triển của phổi, xương và các cơ quan khác của bé, nó cũng làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ.
Biểu hiện: Chiều cao tử cung thường nhỏ hơn so với tuổi thai, số đo thường thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn. Thai thường cử động yếu.
Nguyên nhân của thiểu ối:
- Thai nhi bị suy thận
- Rò rỉ nước ối
- Độ lệch trong sự phát triển và chức năng của nhau thai
- Thai quá ngày
- Biến chứng ở mẹ: mẹ bị mất nước, tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường…
Nguy cơ: Các rủi ro liên quan đến thiểu ối phụ thuộc vào tuổi thai.
Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa đầu của thai kỳ thì các biến chứng nghiêm trọng có thể gồm: Túi ối chật chội gây khuyết tật bẩm sinh; Tăng cơ hội sảy thai hoặc thai lưu.
Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa cuối thai kỳ, biến chứng có thể gồm: Hạn chế tăng trưởng ở bào thai; Sinh non; Biến chứng khi chuyển dạ và phải đề nghị mổ đẻ; thậm chí dẫn tới tử vong thai nhi.
Điều trị: Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà có hướng điều trị thiểu ối.
- Trong 3 tháng đầu: Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.
- Trong 3 tháng giữa: cũng cần xác được nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.
- 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Siêu âm đo chỉ số ối 1 - 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.
Bạn đã biết gì về tình trạng nước ối đục chưa?