Các kiểu dạy con nghiêm khắc đến kỳ dị
Với suy nghĩ phải nghiêm khắc con mới nên người, nhiều bà mẹ đã nghĩ ra các kiểu dạy con nghiêm khắc đến kỳ dị.
Là tín đồ của Internet nên chị Hương suốt ngày lang thang trên mạng, đọc các vụ án giật gân. Và chị phát hiện ra, tội phạm ngày càng trẻ hóa. Chị kết luận, dạy con bây giờ vô cùng khó khăn. Bố mẹ dù có quan tâm con đến mấy thì tác động cũng không thể lớn bằng môi trường sống và bạn bè.
Mà môi trường sống và bạn bè là những điều các bậc phụ huynh ít kiểm soát được nên chị tin rằng bố mẹ cần nâng cao vai trò của mình trong việc giáo dục con cái. Điều đó có nghĩa, chị phải tuyệt đối nghiêm khắc khi dạy con.
Vì thế, bé An từ khi chào đời đã sống trong chế độ “phát xít” mà chị đặt ra. Bé quấy khóc, chị cấm không ai được tới dỗ dành. Bé lười ăn, chị không ép. Với chị “Phải để nó đói dài ra thì nó mới chịu ăn”. Nói chung, bé rất xa lạ với hai từ nâng niu, ân cần.
Bé càng lớn, chế độ giáo dục mà bé được nhận ngày càng nghiêm khắc và kỳ dị. Khi bé học lớp 1, một lần vì thèm ăn kem, bé ăn trộm 5.000 đồng của chị. Chị không những không ôn tồn khuyên bảo con mà đưa ra quyết định vô cùng kỳ dị.
Chị mua cả đống kem về nhét đầy tủ lạnh. Chị bắt bé ăn tới lúc hết kem thì mới được dừng. Chị bảo phải như vậy, bé mới thấm thía được hết sai lầm và cạch đến già. Ăn tới cái thứ 5, bé chịu hết nổi, khóc lóc cầu xin, chị vẫn lạnh lùng bắt bé tiếp tục.
Cuộc trừng phạt bằng kem của chị Hương không kéo dài được lâu. Sau gần một tiếng ăn kem, bé An bỗng trợn ngược mắt, lăn đùng ra giãy đành đạch. Ban đầu chị nghĩ bé làm trò để thoát án phạt. Nhưng sau vài phút, thấy bé nằm im, mặt mũi xám ngoét, chị mới lo lắng và đưa con đi bệnh viện.
Không cần bác sĩ kết luận, chị cũng biết vì chị bắt ăn quá nhiều nên bé bội thực. Nếu ăn thêm chỉ cần một cái nữa, dạ dày của bé thậm chí có nguy cơ vỡ. Nhưng rất may, vì đưa bé đến bệnh viện kịp nên điều xấu nhất đã không xảy ra.
Tuy nhiên, chị vẫn phải vất vả thêm một thời gian nữa vì bé dù tai qua nạn khỏi nhưng lại mắc chứng chảy máu dạ dày. Nguyên nhân vẫn là do chị ép bé ăn kem quá nhiều. Vừa mất thời gian, vừa mất tiền bạc, công sức, vừa thương con, chị Hương thề sẽ dần dần bỏ cách giáo dục con hà khắc.
Chị Hoa cũng có quan điểm dạy con thì cần phải nghiêm khắc. Với chị, bố mẹ nghiêm khắc, con mới thành tài được. Mỗi khi bé mắc sai lầm, chị không bao giờ ngọt ngào khuyên bảo con. Việc đầu tiên chị làm là sai con đi lấy chiếc roi dựng ở góc nhà. Chị để con làm quan tòa, tự quyết hình phạt mà con đáng nhận.
Nếu bé đưa ra số roi đúng ý chị, chị gật đầu rồi xuống tay. Nếu bé nói số roi lớn hơn, bé sẽ phải hứng chịu toàn bộ. Còn nếu bé “đánh giá” thấp lỗi lầm của mình, số roi bé phải nhận sẽ tăng gấp rưỡi. Và chị chính là người “thực thi pháp lệnh”.
Chịu nhiều thống khổ, bé Kim vẫn chịu đựng được. Nhưng có lẽ, bé không thể ngờ rằng có lúc mình rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đến vậy. Chuyện là một lần bé cùng mẹ đến nhà cô bạn thân của mẹ. Bé lỡ tay đánh vỡ chiếc bình quý của chủ nhà.
Chị đã phạt con bằng cách bắt bé đi xin tiền. Bé không được xin ông bà, họ hàng mà phải ra đứng ngoài đường xin người lạ như một hành khất. Chị ép bé xin lúc nào đủ 2 triệu đền cho chủ nhà mới thôi.
Sau hai ngày, cứ hết giờ đến lớp lại phải đi xin tiền, bé tự dưng gặp bạn học. Vì vẫn còn là trẻ con nên các bé cùng lớp tha hồ trêu chọc Kim. Thậm chí, bọn nhỏ còn làm vè truyền tay nhau đọc khiến bé “nổi tiếng” cả trường.
Xấu hổ, bé tìm cách tự tử nhưng may mắn được anh hàng xóm cứu thoát. Bé hận mẹ tới mức nhất định không chịu về nhà. Bé đòi đi bụi. Thương con và tự trách bản thân không quyết liệt với vợ, chồng chị tạm đuổi vợ vắng nhà vài hôm. Khi chỉ có hai bố con, bé mới dốc hết bầu tâm sự. Với bé, mẹ chẳng khác gì ác quỷ. Bé muốn tránh xa mẹ càng lâu càng tốt.
Nhìn đứa con mới 7 tuổi đã phải sống cuộc sống “tù đày”, bố bé thương con tới rớt nước mắt. Anh tự hứa sẽ tìm mọi cách để bù đắp cho con. Và đặc biệt, anh sẽ quyết liệt ngăn chặn cách giáo dục hà khắc của vợ.
Mà môi trường sống và bạn bè là những điều các bậc phụ huynh ít kiểm soát được nên chị tin rằng bố mẹ cần nâng cao vai trò của mình trong việc giáo dục con cái. Điều đó có nghĩa, chị phải tuyệt đối nghiêm khắc khi dạy con.
Vì thế, bé An từ khi chào đời đã sống trong chế độ “phát xít” mà chị đặt ra. Bé quấy khóc, chị cấm không ai được tới dỗ dành. Bé lười ăn, chị không ép. Với chị “Phải để nó đói dài ra thì nó mới chịu ăn”. Nói chung, bé rất xa lạ với hai từ nâng niu, ân cần.
Bé càng lớn, chế độ giáo dục mà bé được nhận ngày càng nghiêm khắc và kỳ dị. Khi bé học lớp 1, một lần vì thèm ăn kem, bé ăn trộm 5.000 đồng của chị. Chị không những không ôn tồn khuyên bảo con mà đưa ra quyết định vô cùng kỳ dị.
Chị mua cả đống kem về nhét đầy tủ lạnh. Chị bắt bé ăn tới lúc hết kem thì mới được dừng. Chị bảo phải như vậy, bé mới thấm thía được hết sai lầm và cạch đến già. Ăn tới cái thứ 5, bé chịu hết nổi, khóc lóc cầu xin, chị vẫn lạnh lùng bắt bé tiếp tục.
Cuộc trừng phạt bằng kem của chị Hương không kéo dài được lâu. Sau gần một tiếng ăn kem, bé An bỗng trợn ngược mắt, lăn đùng ra giãy đành đạch. Ban đầu chị nghĩ bé làm trò để thoát án phạt. Nhưng sau vài phút, thấy bé nằm im, mặt mũi xám ngoét, chị mới lo lắng và đưa con đi bệnh viện.
Không cần bác sĩ kết luận, chị cũng biết vì chị bắt ăn quá nhiều nên bé bội thực. Nếu ăn thêm chỉ cần một cái nữa, dạ dày của bé thậm chí có nguy cơ vỡ. Nhưng rất may, vì đưa bé đến bệnh viện kịp nên điều xấu nhất đã không xảy ra.
Tuy nhiên, chị vẫn phải vất vả thêm một thời gian nữa vì bé dù tai qua nạn khỏi nhưng lại mắc chứng chảy máu dạ dày. Nguyên nhân vẫn là do chị ép bé ăn kem quá nhiều. Vừa mất thời gian, vừa mất tiền bạc, công sức, vừa thương con, chị Hương thề sẽ dần dần bỏ cách giáo dục con hà khắc.
Chị Hoa cũng có quan điểm dạy con thì cần phải nghiêm khắc. Với chị, bố mẹ nghiêm khắc, con mới thành tài được. Mỗi khi bé mắc sai lầm, chị không bao giờ ngọt ngào khuyên bảo con. Việc đầu tiên chị làm là sai con đi lấy chiếc roi dựng ở góc nhà. Chị để con làm quan tòa, tự quyết hình phạt mà con đáng nhận.
Nếu bé đưa ra số roi đúng ý chị, chị gật đầu rồi xuống tay. Nếu bé nói số roi lớn hơn, bé sẽ phải hứng chịu toàn bộ. Còn nếu bé “đánh giá” thấp lỗi lầm của mình, số roi bé phải nhận sẽ tăng gấp rưỡi. Và chị chính là người “thực thi pháp lệnh”.
Chịu nhiều thống khổ, bé Kim vẫn chịu đựng được. Nhưng có lẽ, bé không thể ngờ rằng có lúc mình rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đến vậy. Chuyện là một lần bé cùng mẹ đến nhà cô bạn thân của mẹ. Bé lỡ tay đánh vỡ chiếc bình quý của chủ nhà.
Chị đã phạt con bằng cách bắt bé đi xin tiền. Bé không được xin ông bà, họ hàng mà phải ra đứng ngoài đường xin người lạ như một hành khất. Chị ép bé xin lúc nào đủ 2 triệu đền cho chủ nhà mới thôi.
Sau hai ngày, cứ hết giờ đến lớp lại phải đi xin tiền, bé tự dưng gặp bạn học. Vì vẫn còn là trẻ con nên các bé cùng lớp tha hồ trêu chọc Kim. Thậm chí, bọn nhỏ còn làm vè truyền tay nhau đọc khiến bé “nổi tiếng” cả trường.
Xấu hổ, bé tìm cách tự tử nhưng may mắn được anh hàng xóm cứu thoát. Bé hận mẹ tới mức nhất định không chịu về nhà. Bé đòi đi bụi. Thương con và tự trách bản thân không quyết liệt với vợ, chồng chị tạm đuổi vợ vắng nhà vài hôm. Khi chỉ có hai bố con, bé mới dốc hết bầu tâm sự. Với bé, mẹ chẳng khác gì ác quỷ. Bé muốn tránh xa mẹ càng lâu càng tốt.
Nhìn đứa con mới 7 tuổi đã phải sống cuộc sống “tù đày”, bố bé thương con tới rớt nước mắt. Anh tự hứa sẽ tìm mọi cách để bù đắp cho con. Và đặc biệt, anh sẽ quyết liệt ngăn chặn cách giáo dục hà khắc của vợ.
Gặp nhà thiết kế thời trang có nhiều bí quyết dạy con hay