Cơn ác mộng của một bà mẹ đẻ mổ
Sau cuộc vượt cạn hết sức… “nhẹ nhàng”, tôi nhận ra lựa chọn của mình là sai lầm.
Trong thời gian mang thai, tôi tăng cân “phi mã”, lại mắc chứng tiểu đường thai kỳ cộng với tâm lý nhát gan, sợ đau, tôi quyết định lựa chọn phương pháp sinh mổ để đón con yêu chào đời. Cả nhà tôi đều tán thành với lựa chọn này vì chị dâu tôi cũng đã sinh cháu bằng phương pháp sinh mổ và rất nhẹ nhàng.
Sau một tuần bàn bạc để ông bà nội chọn ngày chào đón Rồng con, vợ chồng tôi "tay xách nách mang" đồ đạc đến bệnh viện để chờ mổ đẻ. Trải qua hàng loạt các thủ tục cần thiết: nộp thẻ bảo hiểm, nộp hồ sơ sinh, khai tên con, ký giấy cam đoan, thay áo váy tôi tạm biệt người thân đi vào phòng mổ đẻ. Phòng sinh mổ hiện đại với đầy đủ tiện nghi và một ekip làm việc chuyên nghiệp làm tôi choáng ngợp và rất hài lòng.
Ban đầu tôi được thoa lên bụng thứ dung dịch sát khuẩn, rồi được ngăn cách tầm nhìn bằng tấm vải xoa màu xanh. Trái với lo lắng ban đầu của tôi rằng các bác sĩ, y tá thường khó tính và cau có với bệnh nhân, ekip mổ cho tôi hôm đó vô cùng thoải mái.
Càng lúc tôi càng cảm thấy lựa chọn của mình là đúng khi trước mặt tôi là một không gian hiện đại và sạch sẽ chứ không như phòng sinh thường với đầy rẫy “bom thải” của các mẹ trong cơn đau đớn rặn đẻ. Đấy là tôi nghe nói thế.
Các bác sĩ trong ekip mổ cho tôi làm việc rất chuyên nghiệp, họ vừa thoăn thoắt thao tác, vừa làm tôi bật cười với những câu hỏi dí dỏm nhằm mục đích trấn an tinh thần. Cứ thế tôi mải miết theo những câu hỏi, câu trả lời và những chuyện hài hước của ekip làm việc mà không hề biết rằng mình đã vượt qua cửa ải đau đớn nhất của người đàn bà để hạ sinh ra một nhóc con kháu khỉnh.
Với tâm lý sợ đau, tôi đã lựa chọn phương pháp sinh mổ. (ảnh minh họa)
Cho đến khi tiếng một cô ý tá xuýt xoa: “Thằng ku khôi ngô quá!” và tiếng con yêu oe oe tôi mới chợt bừng tỉnh rằng mình đã đi qua cơn chuyển dạ. Cảm xúc trong người chợt dâng trào và mắt tôi bỗng trào lệ. Tôi nhắm mắt lại, cảm nhận những thay đổi bên trong cơ thể và mỉm cười nghĩ “vượt cạn đơn giản thế sao!?”.
Nhưng có lẽ những lời than vãn, chia sẻ của chị em trên các diễn đàn phụ nữ về sự đau đớn khi đi đẻ không phải là chuyện hoang đường. Sau cuộc chuyển dạ vô cùng nhẹ nhàng, tôi phải đối mặt với những cơn đau đớn mà chưa bao giờ tôi trải qua. Một cảm giác hụt hẫng và hối hận sau khi đã lựa chọn phương pháp sinh mổ.
Cơn đau sau đẻ mổ
Không biết cảm giác đau đẻ khi chuyển dạ thế nào nhưng những cơn đau sau sinh mổ đã làm tôi nhớ mãi. Người ta bảo sinh thường chỉ đau đớn lúc chuyển dạ thôi, còn đến khi con chào đời là coi như mọi chuyện đã xong còn tôi sinh mổ thì phải đối mặt với bao khó khăn sau sinh.
Những cơn đau đến xa xẩm mặt mày, đến tê dại thịt da ngay khi mũi thuốc tê vừa hết tác dụng. Nó khiến tôi không thể đứng - tất nhiên, không thể ngồi, cũng chẳng thể nằm bởi tất cả những điều này đều có thể kéo căng vùng da nơi vết mổ. Cả ngày đầu tiên sau mổ, tôi luôn phải ở trong tư thế nửa nằm nửa ngồi và tránh hết sức những cử động hay vặn vẹo người để giữ cho vùng vết thương không mảy may nhúc nhích.
Mọi việc ăn, uống, vệ sinh, thay đồ… tất tật đều dựa vào chồng. Vài tuần sau, tôi hết đau. Nhưng sau này, ngay cả khi thằng ku được một tuổi thì mỗi lẫn lỡ va quệt vào vết mổ cũ hoặc thời tiết thay đổi, tôi vẫn phải nhăn nhó.
Sau những cơn đau sau mổ là những khó nhọc của việc tập đi. Ngược đời làm sao chứ. Trong khi các mẹ sinh thường sau một ngày là có thể đi lại bình thường và có thể xuất viện được thì tôi mất đứt ba ngày gần như chỉ xê dịch trên giường và tập đi như một đứa trẻ con.
Cái bước chân đầu tiên sau ngày “lột xác” mới khó nhọc làm sao. Chân đi được một bước mà mắt chan chứa nước. Song để giải tỏa được trăm mối lo bắt nguồn từ cái sự nằm bất di bất dịch, từ nỗi lo dính ruột, đường tiêu hóa không thông cho đến nỗi phấp phỏng về sự trở lại của một cơ thể bình thường, thì sự đau đớn về thể chất tôi đành cố gạt bỏ hết.
Người ta đẻ xong là thấy mặt con, được ôm con trong lòng còn tôi mãi đến 4 ngày sau sinh mới được ôm con trong lòng. Suốt những ngày dài sau sinh, tôi chẳng được ăn uống gì ngoài cháo loãng vì không thể đánh hơi được.
Nhiều lúc nằm trên giường nghĩ về con mà thấy mình vô tác dụng vô cùng. Không biết giờ này con mình đang được ai chăm sóc, chăm sóc thể nào. Lúc đó tôi nghĩ chắc con cũng đã cần mình lắm và trong cơn mê tỉnh của cơn đau, tôi thấy hai mẹ con được nằm ôm nhau trên giường và cười đùa thoải mái. Tỉnh dậy mới biết đó là những cơn mê. Sự thật thật phũ phàng…
Phải đến 6 ngày ròng, những giọt sữa đầu tiên trên đầu ti tôi mới xuất hiện.
Mòn mỏi chờ sữa…
Câu khẩu hiệu “nên chon con bú ngay 1 giờ đầu sau sinh” rồi “sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ nhỏ” cứ ám ảnh trong đầu tôi nhưng tôi lấy đâu ra sữa mà cho con bú.
Hồi mang bầu, tôi tham khảo sách báo còn được biết có nhiều mẹ rò rỉ sữa non ngay từ những tháng cuối thai kỳ, không thì cũng chỉ 1-2 ngày sau sinh là có sữa. Vậy mà gần một tuần trời, tôi mòn mỏi đợi chờ những giọt sữa non đầu tiên. Mặc dù con trai thèm hơi sữa mẹ cứ dúi miệng vào đầu ti tích cực mút mà sữa đâu cũng chẳng thấy về.
Rồi đến lượt bà nội, bà ngoại ra chiêu gọi sữa về cho tôi. Mẹ tôi đun nắm lá mít to rồi dùng nước đấy mà lau đầu ti, sau đó bà còn lấy lược chải xuôi bảy cái với hy vọng sữa sẽ về dồi dào như nhựa mít. Bà nội thì ngày ngày cặm cụi trong bếp hầm những món bổ sữa với móng giò, đu đủ…
Phải đến 6 ngày ròng, những giọt sữa đầu tiên trên đầu ti tôi mới xuất hiện. Thế là hết mộng cho con bú ngay sau sinh để giảm được rủi ro mắc các bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch. Nhiều khi tôi thấy mình thật vô tích sự. Trong lúc nghĩ mông lung, tôi đổ tội cho cái sự lựa chọn sinh mổ để mẹ vừa bị đau đớn mà con lại phải thiệt thòi thế này.
Sau một tuần ở bệnh viện về, câu đầu tiên tôi nói với chồng là sẽ không bao giờ sinh mổ nữa. Chắc sẽ phải kế hoạch dài dài nữa tôi mới có đủ can đảm để sinh con tập 2 nhưng khi đến lần sau tôi sẽ cố gắng ăn uống điều độ, tập luyện thể thao để được sinh thường. Nếu biết trước sinh mổ thế này, tôi đã không chọn.
Sau một tuần bàn bạc để ông bà nội chọn ngày chào đón Rồng con, vợ chồng tôi "tay xách nách mang" đồ đạc đến bệnh viện để chờ mổ đẻ. Trải qua hàng loạt các thủ tục cần thiết: nộp thẻ bảo hiểm, nộp hồ sơ sinh, khai tên con, ký giấy cam đoan, thay áo váy tôi tạm biệt người thân đi vào phòng mổ đẻ. Phòng sinh mổ hiện đại với đầy đủ tiện nghi và một ekip làm việc chuyên nghiệp làm tôi choáng ngợp và rất hài lòng.
Ban đầu tôi được thoa lên bụng thứ dung dịch sát khuẩn, rồi được ngăn cách tầm nhìn bằng tấm vải xoa màu xanh. Trái với lo lắng ban đầu của tôi rằng các bác sĩ, y tá thường khó tính và cau có với bệnh nhân, ekip mổ cho tôi hôm đó vô cùng thoải mái.
Càng lúc tôi càng cảm thấy lựa chọn của mình là đúng khi trước mặt tôi là một không gian hiện đại và sạch sẽ chứ không như phòng sinh thường với đầy rẫy “bom thải” của các mẹ trong cơn đau đớn rặn đẻ. Đấy là tôi nghe nói thế.
Các bác sĩ trong ekip mổ cho tôi làm việc rất chuyên nghiệp, họ vừa thoăn thoắt thao tác, vừa làm tôi bật cười với những câu hỏi dí dỏm nhằm mục đích trấn an tinh thần. Cứ thế tôi mải miết theo những câu hỏi, câu trả lời và những chuyện hài hước của ekip làm việc mà không hề biết rằng mình đã vượt qua cửa ải đau đớn nhất của người đàn bà để hạ sinh ra một nhóc con kháu khỉnh.
Với tâm lý sợ đau, tôi đã lựa chọn phương pháp sinh mổ. (ảnh minh họa)
Cho đến khi tiếng một cô ý tá xuýt xoa: “Thằng ku khôi ngô quá!” và tiếng con yêu oe oe tôi mới chợt bừng tỉnh rằng mình đã đi qua cơn chuyển dạ. Cảm xúc trong người chợt dâng trào và mắt tôi bỗng trào lệ. Tôi nhắm mắt lại, cảm nhận những thay đổi bên trong cơ thể và mỉm cười nghĩ “vượt cạn đơn giản thế sao!?”.
Nhưng có lẽ những lời than vãn, chia sẻ của chị em trên các diễn đàn phụ nữ về sự đau đớn khi đi đẻ không phải là chuyện hoang đường. Sau cuộc chuyển dạ vô cùng nhẹ nhàng, tôi phải đối mặt với những cơn đau đớn mà chưa bao giờ tôi trải qua. Một cảm giác hụt hẫng và hối hận sau khi đã lựa chọn phương pháp sinh mổ.
Cơn đau sau đẻ mổ
Không biết cảm giác đau đẻ khi chuyển dạ thế nào nhưng những cơn đau sau sinh mổ đã làm tôi nhớ mãi. Người ta bảo sinh thường chỉ đau đớn lúc chuyển dạ thôi, còn đến khi con chào đời là coi như mọi chuyện đã xong còn tôi sinh mổ thì phải đối mặt với bao khó khăn sau sinh.
Những cơn đau đến xa xẩm mặt mày, đến tê dại thịt da ngay khi mũi thuốc tê vừa hết tác dụng. Nó khiến tôi không thể đứng - tất nhiên, không thể ngồi, cũng chẳng thể nằm bởi tất cả những điều này đều có thể kéo căng vùng da nơi vết mổ. Cả ngày đầu tiên sau mổ, tôi luôn phải ở trong tư thế nửa nằm nửa ngồi và tránh hết sức những cử động hay vặn vẹo người để giữ cho vùng vết thương không mảy may nhúc nhích.
Mọi việc ăn, uống, vệ sinh, thay đồ… tất tật đều dựa vào chồng. Vài tuần sau, tôi hết đau. Nhưng sau này, ngay cả khi thằng ku được một tuổi thì mỗi lẫn lỡ va quệt vào vết mổ cũ hoặc thời tiết thay đổi, tôi vẫn phải nhăn nhó.
Sau những cơn đau sau mổ là những khó nhọc của việc tập đi. Ngược đời làm sao chứ. Trong khi các mẹ sinh thường sau một ngày là có thể đi lại bình thường và có thể xuất viện được thì tôi mất đứt ba ngày gần như chỉ xê dịch trên giường và tập đi như một đứa trẻ con.
Cái bước chân đầu tiên sau ngày “lột xác” mới khó nhọc làm sao. Chân đi được một bước mà mắt chan chứa nước. Song để giải tỏa được trăm mối lo bắt nguồn từ cái sự nằm bất di bất dịch, từ nỗi lo dính ruột, đường tiêu hóa không thông cho đến nỗi phấp phỏng về sự trở lại của một cơ thể bình thường, thì sự đau đớn về thể chất tôi đành cố gạt bỏ hết.
Người ta đẻ xong là thấy mặt con, được ôm con trong lòng còn tôi mãi đến 4 ngày sau sinh mới được ôm con trong lòng. Suốt những ngày dài sau sinh, tôi chẳng được ăn uống gì ngoài cháo loãng vì không thể đánh hơi được.
Nhiều lúc nằm trên giường nghĩ về con mà thấy mình vô tác dụng vô cùng. Không biết giờ này con mình đang được ai chăm sóc, chăm sóc thể nào. Lúc đó tôi nghĩ chắc con cũng đã cần mình lắm và trong cơn mê tỉnh của cơn đau, tôi thấy hai mẹ con được nằm ôm nhau trên giường và cười đùa thoải mái. Tỉnh dậy mới biết đó là những cơn mê. Sự thật thật phũ phàng…
Phải đến 6 ngày ròng, những giọt sữa đầu tiên trên đầu ti tôi mới xuất hiện.
Mòn mỏi chờ sữa…
Câu khẩu hiệu “nên chon con bú ngay 1 giờ đầu sau sinh” rồi “sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ nhỏ” cứ ám ảnh trong đầu tôi nhưng tôi lấy đâu ra sữa mà cho con bú.
Hồi mang bầu, tôi tham khảo sách báo còn được biết có nhiều mẹ rò rỉ sữa non ngay từ những tháng cuối thai kỳ, không thì cũng chỉ 1-2 ngày sau sinh là có sữa. Vậy mà gần một tuần trời, tôi mòn mỏi đợi chờ những giọt sữa non đầu tiên. Mặc dù con trai thèm hơi sữa mẹ cứ dúi miệng vào đầu ti tích cực mút mà sữa đâu cũng chẳng thấy về.
Rồi đến lượt bà nội, bà ngoại ra chiêu gọi sữa về cho tôi. Mẹ tôi đun nắm lá mít to rồi dùng nước đấy mà lau đầu ti, sau đó bà còn lấy lược chải xuôi bảy cái với hy vọng sữa sẽ về dồi dào như nhựa mít. Bà nội thì ngày ngày cặm cụi trong bếp hầm những món bổ sữa với móng giò, đu đủ…
Phải đến 6 ngày ròng, những giọt sữa đầu tiên trên đầu ti tôi mới xuất hiện. Thế là hết mộng cho con bú ngay sau sinh để giảm được rủi ro mắc các bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch. Nhiều khi tôi thấy mình thật vô tích sự. Trong lúc nghĩ mông lung, tôi đổ tội cho cái sự lựa chọn sinh mổ để mẹ vừa bị đau đớn mà con lại phải thiệt thòi thế này.
Sau một tuần ở bệnh viện về, câu đầu tiên tôi nói với chồng là sẽ không bao giờ sinh mổ nữa. Chắc sẽ phải kế hoạch dài dài nữa tôi mới có đủ can đảm để sinh con tập 2 nhưng khi đến lần sau tôi sẽ cố gắng ăn uống điều độ, tập luyện thể thao để được sinh thường. Nếu biết trước sinh mổ thế này, tôi đã không chọn.