Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ

Mạn Ngọc,
Chia sẻ

Giữa guồng quay công việc, điều khiến Uyên xúc động nhất không phải là việc cô đã xoay xở được bao nhiêu đầu việc, mà là sự cảm thông và hỗ trợ thầm lặng từ đồng nghiệp xung quanh.

Uyên – một nhân viên văn phòng 33 tuổi – bước vào công ty sáng nay với một “bạn đồng hành” đặc biệt: cậu con trai nhỏ 20 tháng tuổi, đôi mắt sáng ngơ ngác, 2 tay cầm 2 chiếc ô tô. Không phải vì mẹ muốn tạo bất ngờ cho đồng nghiệp, mà vì… nhà trẻ đột xuất nghỉ học một buổi. Không có ai trông con, cũng không thể xin nghỉ làm, Uyên đành chọn phương án duy nhất: bế con theo đến công ty .

Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ- Ảnh 1.

Uyên bắt buộc phải lựa chọn gửi con đi trẻ từ khi bé mới 9 tháng tuổi – sớm hơn nhiều so với các mẹ khác. Lúc đó, cô chẳng có lựa chọn nào khác. Ông bà nội ngoại đều ở xa, bố bé lại là chú bộ đội nên chỉ cần có nhiệm vụ là phải lên đường ngay lập tức, bản thân Uyên là người có công việc ổn định và không thể không phấn đấu vì sự nghiệp. Uyên từng dằn vặt, từng khóc khi đưa con đến lớp mầm, nhưng rồi cũng phải mạnh mẽ, gói ghém cảm xúc, vì làm mẹ chưa bao giờ đồng nghĩa với việc được yếu lòng quá lâu.

Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ- Ảnh 2.
Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ- Ảnh 3.

Hôm nay, cậu bé con tò mò đi dọc hành lang công ty, cười toe với các cô chú đồng nghiệp, rồi chạy về chui vào lòng mẹ. Uyên vừa đánh máy, vừa cho con ăn, vừa pha sữa, thậm chí còn có vài cuộc họp nhanh với sếp. Một tay sửa file, một tay với bình nước, rút khăn giấy lau mặt cho bé. Em bé nhà Uyên là 1 cậu bé nghịch ngợm và hiếu động nên khó tránh khỏi việc gây ồn ào, thỉnh thoảng cô phải đứng dậy bế con ra hành lang cho bớt ồn, hoặc lấy bánh quy dụ dỗ để con chịu ngồi yên thêm 5 phút.

Ấy thế nhưng, giữa guồng quay công việc, điều khiến Uyên xúc động nhất không phải là việc cô đã xoay xở được bao nhiêu đầu việc, mà là sự cảm thông và hỗ trợ thầm lặng từ đồng nghiệp xung quanh .

Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ- Ảnh 4.

Quản lý trực tiếp chỉ chỉ vào vị trí rộng rãi gần bàn của mình để Uyên có không gian trải miếng lót nhỏ. Có anh đồng nghiệp vừa làm vừa tranh thủ "nói chuyện" với bé để mẹ rảnh tay gõ báo cáo. Thậm chí có người đã từng xuất hiện vài xích mích nhỏ cũng sẵn sàng trông bé giúp. Ai cũng nhẹ nhàng, không khó chịu, không phàn nàn gì về việc có một “vị khách nhí” làm xáo trộn không gian làm việc vốn nghiêm túc.

Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ- Ảnh 5.
Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ- Ảnh 6.

Uyên hiểu, không phải nơi làm việc nào cũng có sự dễ chịu như vậy. Cô biết mình may mắn – vì không phải bà mẹ nào cũng có được một môi trường đủ bao dung để "làm việc và làm mẹ" cùng lúc. Và cô thầm cảm ơn điều đó, nhiều hơn bất cứ lời khen nào cho bài thuyết trình hay bản báo cáo hoàn hảo.

Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ- Ảnh 7.
Mẹ bỉm Hà Nội bế con đi làm: Vừa chạy deadline vừa... thay tã cho con, may sao được đồng nghiệp thông cảm và hỗ trợ- Ảnh 8.

Làm mẹ là một công việc toàn thời gian. Làm việc trong giờ hành chính. Và đôi khi… phải làm cả hai cùng một lúc. – Uyên chia sẻ khi vừa chỉnh tư thế con ngồi ngủ gục trên vai, vừa tiếp tục đánh nốt những dòng cuối của email.

Với Uyên – và với hàng triệu bà mẹ công sở ngoài kia – có lẽ, mỗi ngày đi làm không chỉ là một buổi “đi làm”, mà là hành trình chắt chiu từng chút thời gian, từng giọt kiên nhẫn, để không chỉ là một nhân viên tốt… mà còn là một người mẹ tử tế.

Chia sẻ