Mẹ bầu tăng cân ít: rắc rối đáng lo nhưng dễ khắc phục
Mức tăng cân hợp lý dành cho thai phụ là 10-14kg, chia đều làm 3 giai đoạn: Quý I, tăng không đáng kể, khoảng 1-2kg; Quý II, tăng khoảng 5-6kg; Quý III, tăng khoảng 6-7kg.
Nếu từ quý II trở đi, mỗi tháng bạn chỉ tăng dưới 3-4kg thì gọi là mức tăng cân ít. Nguyên nhân phần nhiều là do bạn mắc bệnh hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
Những rắc rối sức khỏe khi thai phụ tăng cân ít
Tăng cân không đáng kể trong thai kỳ có thể do bạn không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có liên quan đến yếu tố dị tật ở bé. Ví dụ minh họa rõ nét nhất là nếu chế độ ăn không cung cấp cho bạn ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày thì em bé trong bụng dễ mắc dị tật ống thần kinh và xương sống (nhóm thực phẩm giàu axit foilic bao gồm đậu đỗ, nước cam, bánh mỳ, ngũ cốc...).
Chế độ ăn thiếu hụt các loại vitamin như A, E, K, B2 và những chất khác (như sắt, canxi, kẽm, magiê) có liên quan đến chứng thiếu máu ở người mẹ và gây giảm chức năng não của bé.
Nếu tăng cân ít, bạn còn dễ phải đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm. Nếu không chuyển dạ sớm thì bé cũng dễ bị nhẹ cân sau khi chào đời. Điều này kéo theo hàng loạt rắc rối về mặt sức khỏe khác ở bé, như chứng còi cọc ở bé sau này.
Gợi ý giúp mẹ bầu tăng cân đủ trong thai kỳ
Các bữa chính trong ngày của bạn nên có đủ các nhóm: chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ. Bạn nên sử dụng thêm 2-3 bữa phụ hàng ngày là bánh mỳ, bánh ngọt, sữa, hoa quả tươi… Thực phẩm phải đáp ứng độ an toàn, tươi ngon trước khi được chế biến. Nhóm thực phẩm bán sẵn như sữa hộp, sữa tươi, bánh quy… phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng.
Bạn nên đa dạng dinh dưỡng để kích thích sự ngon miệng và khiến việc tiêu hóa thức ăn được thuận lợi. Nhiều nghiên cứu chứng minh, sữa là nguồn chất quý giá cho phụ nữ mang thai và các bé. Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên uống sữa hàng ngày vì sữa có chứa chất béo, đạm, đường, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên uống đủ nước để việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt. Nước còn giúp bạn đào thải chất căn bã tích tụ trong cơ thể.
7 loại thức ăn nhanh có lợi cho thai phụ
1. Sữa chua. Một hộp sữa chua mỗi ngày cung cấp cho bạn khoảng 20% lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, sữa chua cũng giàu vitamin, lại kích thích men đường ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt.
2. Nho khô. 30g nho khô có chứa khoảng 2g chất xơ, đáp ứng 4% lượng chất sắt cần thiết cho thai phụ trong ngày.
3. Nước ép carrot. Chứa nhiều vitamin A và chất xơ. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên uống 3 cốc nước ép carrot.
4. Sữa đậu nành. Giàu canxi và vitamin D nên cũng rất hữu ích cho thai phụ. Một hộp sữa đậu nành có khả năng đáp ứng 1/3 nhu cầu canxi và vitamin D hàng ngày cho bạn.
5. Một đĩa hoa quả tươi dưới 4 loại. Giúp bạn ngon miệng lại có tác dụng cung cấp chất xơ, nước và vitamin.
6. Bánh mỳ, bánh ngọt. Có chức năng đảm bảo đủ độ tinh bột khi bạn đói bụng nhưng bạn không nên ăn nhiều để tránh bị đầy bụng, khó dung nạp dinh dưỡng trong bữa chính.
7. Nước cam. Một cốc nước cam mỗi ngày đáp ứng 15% chất sắt và khoảng 10% nhu cầu canxi cho bạn.
2 loại thức ăn nhanh nên hạn chế
1. Mỳ gói. Nhiều muối, nhiều chất béo và ít vitamin.
2. Nước ngọt. Nhiều đường và kalo khiến bạn nhanh có cảm giác “no ảo”.
Những rắc rối sức khỏe khi thai phụ tăng cân ít
Tăng cân không đáng kể trong thai kỳ có thể do bạn không thể hấp thu đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này có liên quan đến yếu tố dị tật ở bé. Ví dụ minh họa rõ nét nhất là nếu chế độ ăn không cung cấp cho bạn ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày thì em bé trong bụng dễ mắc dị tật ống thần kinh và xương sống (nhóm thực phẩm giàu axit foilic bao gồm đậu đỗ, nước cam, bánh mỳ, ngũ cốc...).
Chế độ ăn thiếu hụt các loại vitamin như A, E, K, B2 và những chất khác (như sắt, canxi, kẽm, magiê) có liên quan đến chứng thiếu máu ở người mẹ và gây giảm chức năng não của bé.
Nếu tăng cân ít, bạn còn dễ phải đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm. Nếu không chuyển dạ sớm thì bé cũng dễ bị nhẹ cân sau khi chào đời. Điều này kéo theo hàng loạt rắc rối về mặt sức khỏe khác ở bé, như chứng còi cọc ở bé sau này.
Gợi ý giúp mẹ bầu tăng cân đủ trong thai kỳ
Các bữa chính trong ngày của bạn nên có đủ các nhóm: chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ. Bạn nên sử dụng thêm 2-3 bữa phụ hàng ngày là bánh mỳ, bánh ngọt, sữa, hoa quả tươi… Thực phẩm phải đáp ứng độ an toàn, tươi ngon trước khi được chế biến. Nhóm thực phẩm bán sẵn như sữa hộp, sữa tươi, bánh quy… phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng.
Bạn nên đa dạng dinh dưỡng để kích thích sự ngon miệng và khiến việc tiêu hóa thức ăn được thuận lợi. Nhiều nghiên cứu chứng minh, sữa là nguồn chất quý giá cho phụ nữ mang thai và các bé. Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên uống sữa hàng ngày vì sữa có chứa chất béo, đạm, đường, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên uống đủ nước để việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt. Nước còn giúp bạn đào thải chất căn bã tích tụ trong cơ thể.
7 loại thức ăn nhanh có lợi cho thai phụ
1. Sữa chua. Một hộp sữa chua mỗi ngày cung cấp cho bạn khoảng 20% lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, sữa chua cũng giàu vitamin, lại kích thích men đường ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt.
2. Nho khô. 30g nho khô có chứa khoảng 2g chất xơ, đáp ứng 4% lượng chất sắt cần thiết cho thai phụ trong ngày.
3. Nước ép carrot. Chứa nhiều vitamin A và chất xơ. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên uống 3 cốc nước ép carrot.
4. Sữa đậu nành. Giàu canxi và vitamin D nên cũng rất hữu ích cho thai phụ. Một hộp sữa đậu nành có khả năng đáp ứng 1/3 nhu cầu canxi và vitamin D hàng ngày cho bạn.
5. Một đĩa hoa quả tươi dưới 4 loại. Giúp bạn ngon miệng lại có tác dụng cung cấp chất xơ, nước và vitamin.
6. Bánh mỳ, bánh ngọt. Có chức năng đảm bảo đủ độ tinh bột khi bạn đói bụng nhưng bạn không nên ăn nhiều để tránh bị đầy bụng, khó dung nạp dinh dưỡng trong bữa chính.
7. Nước cam. Một cốc nước cam mỗi ngày đáp ứng 15% chất sắt và khoảng 10% nhu cầu canxi cho bạn.
2 loại thức ăn nhanh nên hạn chế
1. Mỳ gói. Nhiều muối, nhiều chất béo và ít vitamin.
2. Nước ngọt. Nhiều đường và kalo khiến bạn nhanh có cảm giác “no ảo”.
Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều trong thai kỳ cũng không phải là điều tốt.