Mẹ bầu phải nhập viện vì tăng cân quá nhiều
Sang đến tháng thứ 7, chị Bích đã phải "nhập hộ khẩu" trong viện vì tăng cân quá nhanh, có dấu hiệu sản giật, tăng huyết áp..., nếu không theo dõi kịp thời, có thể bị đẻ non, thậm chí thai chết lưu.
Dọa đẻ non vì tăng cân quá nhanh
Sau 2 lần lưu thai, chị Nguyễn Thị Ngọc Bích (Lạc Trung, Hà Nội) cuối năm ngoái vô cùng vui mừng khi biết mình có thai trở lại. Lần này, chị rất cẩn thận từ việc đi lại, chọn bác sĩ khám cũng như việc bồi bổ.
Chị lên cả một menu những thức ăn tốt nhất cho bà bầu, nào là tôm, cua, ghẹ, cá, thịt, bánh ngọt… Thế nên, chỉ sau 3 tháng, dù nghén không ăn được nhiều nhưng chị Bích đã lên được 4 kg.
Từ tuần thứ 12 trở đi, ngày nào chị cũng cố gắng ăn với tâm lý "mình ăn cho con mình chứ ăn cho ai". Vậy là, mỗi buổi sáng, chị ăn một bát phở và 2 quả trứng vịt lộn. Đến 9h, chị ăn thêm hai chiếc bánh ngọt. Hải sản như cua, ghẹ tuần ăn 3 lần, chim câu, gà ác cứ thay phiên nhau xuất hiện trong bữa ăn của chị.
Từ một phụ nữ chỉ nặng có 43kg, chị Bích tăng vọt lên 65 kg khi mang thai ở tháng thứ 6. Thấy chị tăng cân nhanh, cả nhà chị ai cũng mừng và hi vọng đứa trẻ sinh ra sẽ khỏe mạnh và cao lớn vì chị ăn đủ chất.
Mới bầu 6 tháng mà ai cũng nghĩ chị Bích sắp đến ngày lâm bồn. Sang đến tháng thứ 7, chị Bích thấy bị đau bụng nên được gia đình đưa vào bệnh viện khám.
Các bác sĩ cho biết, các chỉ số xét nghiệm tiền sản giật, tiểu đường của chị đều có. Chị Bích phải ở lại bệnh viện để theo dõi vì cái thai thường xuyên dọa sinh non.
PGS, TS Nguyễn Viết Tiến (Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cảnh báo, ngay cả với những thai phụ không có những bệnh lý về tim mạch, huyết áp, thận... nhưng từ tháng thứ 6 trở đi, nếu tăng khoảng 10 kg cũng phải thận trọng bởi tình trạng này có thể gây ra bệnh cao huyết áp, tiểu đường, dễ sinh non hay chết lưu. Như trường hợp của chị Bích, khi ở tháng thứ 6, chị đã tăng 22 kg nên việc có khả năng sinh non là điều dễ hiểu.
Theo ông Tiến, nếu người mẹ béo phì sinh con quá to hoặc nhỏ đều nguy hiểm. Tình trạng sinh con to 3,5 - 4 kg hiện khá phổ biến và thường phải mổ đẻ. Đáng sợ nhất là thai to bệnh lý do mẹ bị tiểu đường hoặc bị rối loạn chuyển hóa... (thường nặng trên 4 kg hoặc 5 kg).
Trẻ sinh quá nặng, ngoài nguy cơ dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là tiểu đường còn dễ bị nhiễm trùng, hạ thân nhiệt và đường huyết, hôn mê, đồng thời sức đề kháng cũng kém.
Chị Khánh ở tháng thứ 4 đã tăng 10 kg. Ảnh do nhân vật cung cấp. (Nguồn ảnh: Bee)
Mẹ mập, con còi
Chị Nguyễn Thị Khánh (SN 1977, ở Sài Đồng, Hà Nội) lập gia đình muộn nên gần 40 tuổi mới mang thai bé đầu tiên. Từ khi mang bầu, mẹ đẻ của chị xin phép ông bà thông gia được đón chị về nhà để chăm sóc.
Hàng ngày, bà thực hiện một chế độ ăn nghiêm ngặt với chị. Một ngày chị phải ăn 6 bữa. Ngoài 3 bữa chính thì sẽ có một gói xôi nhiều thịt, trứng vào lúc 9h sáng; một con chim/gà tần lúc 16h chiều; một cốc sữa và bánh ngọt lúc 21h tối. Ngày nào cũng đều đặn như vậy.
Nhờ có sự chăm sóc của mẹ, chị Khánh tăng cân đáng kể. Mang bầu ở tháng thứ 4, chị đã tăng được 10 kg, và cho đến khi lâm bồn, chị Khánh tăng 30kg. Chị có dấu hiệu tiền sản giật, buộc các bác sĩ phải mổ đẻ cấp cứu chứ không thể đẻ thường.
Thế nhưng, khi tận tay bế đứa cháu ngoại sau bao ngày tháng mong mỏi của mình, mẹ chị đến giật mình vì em bé chỉ nặng có 2,5 kg. Không những thế, bé còn bị tràng hoa quấn cổ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho rằng, trường hợp của chị Khánh có thể do bà mẹ ăn nhiều nhưng chưa sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, dẫn đến thai nhi bị thiếu đa vi chất, chậm phát triển.
Ngoài ra, người mẹ tăng cân nhanh nhưng thai vẫn bị suy dinh dưỡng có thể do các nguyên nhân khác như thai nhi bị nhau quấn cổ, do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển.
Đặc biệt, hiện nay có những thai phụ đã bổ sung quá nhiều canxi (vì canxi tốt cho mẹ và bé) dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận và tắc sữa, nhau thai bị canxi hóa quá sớm, không thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng thai, vì thế thai nhi bị suy dinh dưỡng.
Mách mẹ bầu cách tăng cân chuẩn trong thai kỳ
Sau 2 lần lưu thai, chị Nguyễn Thị Ngọc Bích (Lạc Trung, Hà Nội) cuối năm ngoái vô cùng vui mừng khi biết mình có thai trở lại. Lần này, chị rất cẩn thận từ việc đi lại, chọn bác sĩ khám cũng như việc bồi bổ.
Chị lên cả một menu những thức ăn tốt nhất cho bà bầu, nào là tôm, cua, ghẹ, cá, thịt, bánh ngọt… Thế nên, chỉ sau 3 tháng, dù nghén không ăn được nhiều nhưng chị Bích đã lên được 4 kg.
Từ tuần thứ 12 trở đi, ngày nào chị cũng cố gắng ăn với tâm lý "mình ăn cho con mình chứ ăn cho ai". Vậy là, mỗi buổi sáng, chị ăn một bát phở và 2 quả trứng vịt lộn. Đến 9h, chị ăn thêm hai chiếc bánh ngọt. Hải sản như cua, ghẹ tuần ăn 3 lần, chim câu, gà ác cứ thay phiên nhau xuất hiện trong bữa ăn của chị.
Từ một phụ nữ chỉ nặng có 43kg, chị Bích tăng vọt lên 65 kg khi mang thai ở tháng thứ 6. Thấy chị tăng cân nhanh, cả nhà chị ai cũng mừng và hi vọng đứa trẻ sinh ra sẽ khỏe mạnh và cao lớn vì chị ăn đủ chất.
Mới bầu 6 tháng mà ai cũng nghĩ chị Bích sắp đến ngày lâm bồn. Sang đến tháng thứ 7, chị Bích thấy bị đau bụng nên được gia đình đưa vào bệnh viện khám.
Các bác sĩ cho biết, các chỉ số xét nghiệm tiền sản giật, tiểu đường của chị đều có. Chị Bích phải ở lại bệnh viện để theo dõi vì cái thai thường xuyên dọa sinh non.
PGS, TS Nguyễn Viết Tiến (Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cảnh báo, ngay cả với những thai phụ không có những bệnh lý về tim mạch, huyết áp, thận... nhưng từ tháng thứ 6 trở đi, nếu tăng khoảng 10 kg cũng phải thận trọng bởi tình trạng này có thể gây ra bệnh cao huyết áp, tiểu đường, dễ sinh non hay chết lưu. Như trường hợp của chị Bích, khi ở tháng thứ 6, chị đã tăng 22 kg nên việc có khả năng sinh non là điều dễ hiểu.
Theo ông Tiến, nếu người mẹ béo phì sinh con quá to hoặc nhỏ đều nguy hiểm. Tình trạng sinh con to 3,5 - 4 kg hiện khá phổ biến và thường phải mổ đẻ. Đáng sợ nhất là thai to bệnh lý do mẹ bị tiểu đường hoặc bị rối loạn chuyển hóa... (thường nặng trên 4 kg hoặc 5 kg).
Trẻ sinh quá nặng, ngoài nguy cơ dễ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là tiểu đường còn dễ bị nhiễm trùng, hạ thân nhiệt và đường huyết, hôn mê, đồng thời sức đề kháng cũng kém.
Chị Khánh ở tháng thứ 4 đã tăng 10 kg. Ảnh do nhân vật cung cấp. (Nguồn ảnh: Bee)
Chị Nguyễn Thị Khánh (SN 1977, ở Sài Đồng, Hà Nội) lập gia đình muộn nên gần 40 tuổi mới mang thai bé đầu tiên. Từ khi mang bầu, mẹ đẻ của chị xin phép ông bà thông gia được đón chị về nhà để chăm sóc.
Hàng ngày, bà thực hiện một chế độ ăn nghiêm ngặt với chị. Một ngày chị phải ăn 6 bữa. Ngoài 3 bữa chính thì sẽ có một gói xôi nhiều thịt, trứng vào lúc 9h sáng; một con chim/gà tần lúc 16h chiều; một cốc sữa và bánh ngọt lúc 21h tối. Ngày nào cũng đều đặn như vậy.
Nhờ có sự chăm sóc của mẹ, chị Khánh tăng cân đáng kể. Mang bầu ở tháng thứ 4, chị đã tăng được 10 kg, và cho đến khi lâm bồn, chị Khánh tăng 30kg. Chị có dấu hiệu tiền sản giật, buộc các bác sĩ phải mổ đẻ cấp cứu chứ không thể đẻ thường.
Thế nhưng, khi tận tay bế đứa cháu ngoại sau bao ngày tháng mong mỏi của mình, mẹ chị đến giật mình vì em bé chỉ nặng có 2,5 kg. Không những thế, bé còn bị tràng hoa quấn cổ.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho rằng, trường hợp của chị Khánh có thể do bà mẹ ăn nhiều nhưng chưa sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, dẫn đến thai nhi bị thiếu đa vi chất, chậm phát triển.
Ngoài ra, người mẹ tăng cân nhanh nhưng thai vẫn bị suy dinh dưỡng có thể do các nguyên nhân khác như thai nhi bị nhau quấn cổ, do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển.
Đặc biệt, hiện nay có những thai phụ đã bổ sung quá nhiều canxi (vì canxi tốt cho mẹ và bé) dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận và tắc sữa, nhau thai bị canxi hóa quá sớm, không thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng thai, vì thế thai nhi bị suy dinh dưỡng.
Mách mẹ bầu cách tăng cân chuẩn trong thai kỳ