Mẹ bầu cảnh giác với 7 dấu hiệu bất thường trong thai kỳ
Mẹ bầu không nên chủ quan xem nhẹ tình trạng ngứa, đau bụng, chảy máu âm đạo… vì chúng là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong thai kỳ.
1. Chảy máu âm đạo
Cảnh báo nguy cơ: thai ngoài tử cung, sảy thai, bong nhau thai
Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.
Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt.
Đối với 3 tháng cuối thai kỳ, bong nhau thai sớm cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu chẳng may gặp tình huống này, bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra nhịp tim thai nhi, nếu nhịp tim yếu hơn thì rất có khả năng phải can thiệp bằng phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người mẹ.
2. Đau bụng
Cảnh báo nguy cơ: sảy thai, thai ngoài tử cung
Có thể nói, đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì bạn cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.
Nếu mang thai ngoài tử cung, người mẹ sẽ có cảm giác bụng đau như xé. Nếu có nguy cơ sảy thai, người mẹ có cảm giác “hụt” ở bụng tương đối rõ ràng mà không thấy bụng đau nhiều. Gặp các triệu chứng trên, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.
3. Ngứa
Cảnh báo nguy cơ: Ứ mật trong gan
Ngứa toàn thân và đặc biệt là ngứa ở vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân kết hợp với da bị vàng là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ứ mật trong gan. Hội chứng này có thể gây ra ngạt thai, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh… Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn không nên chủ quan xem thường cảm giác ngứa khi mang thai.
4. Tăng huyết áp và phù nề
Cảnh báo nguy cơ: Huyết áp cao khi mang thai
Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Phụ nữ lớn tuổi mang thai lần đầu có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 5 lần so với những phụ nữ trẻ hơn. Cao huyết áp thường khiến mẹ bầu bị trướng gan, chức năng gan bất thường và luôn ở trang thái ý thức mơ hồ… Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng tỉ lệ dị tật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
5. Thai nhi có dấu hiệu bất thường
Cảnh báo nguy cơ: Thai nhi bị thiếu oxy.
Thông thường, từ tuần thứ 18, thai nhi bắt đầu phát triển ổn định, mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối đều vận động trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Thai đạp từ 3 lần trở lên trong một giờ đồng hồ hoặc 30 lần trong 12 giờ đồng hồ chứng tỏ thai nhi có sức khỏe tốt. Nếu chưa đạt được con số này, có thể thai nhi đang bị thiếu oxy, trong trường hợp thai chỉ đạp ít hơn 10 lần trong 12 giờ đồng hồ thì nguy cơ này là rất cao. Người mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
6. Chiều cao của tử cung phát triển bất thường
Cảnh báo nguy cơ: Thai to hoặc chậm phát triển.
Theo dõi chiều cao của tử cung có thể xác định kích thước của thai nhi có phát triển bình thường không. Tuần 21 – 34 của thai kỳ, chiều cao của tử cung phát triển tương đối nhanh, trung bình tăng 1 cm/tuần. Sau tuần thứ 34, tốc độ phát triển của chiều cao tử cung chậm hơn một chút, chỉ còn khoảng 0,65 cm/tuần. Nếu tốc độ phát triển của tử cung thấp/ lớn hơn nhiều so với các con số kể trên, rất có khả năng thai nhi phát triển chậm/ to hơn chuẩn.
7. Nước ối quá nhiều hoặc quá ít
Cảnh báo nguy cơ: Thai nhi phát triển bất thường.
Nước ối là một trong những yếu tố duy trì sự sống của bào thai, vì vậy nước ối quá nhiều hoặc quá ít là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo thai nhi có thể bị tổn thương. Nước ối quá nhiều cho thấy có khả năng hệ thống thần kinh, tim phát triển không bình thường. Nước ối ít hơn 400 ml được coi là một chứng bệnh, có thể gây ra khiếm khuyết về thận hoặc phổi của thai nhi.
Cảnh báo nguy cơ: thai ngoài tử cung, sảy thai, bong nhau thai
Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.
Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt.
Đối với 3 tháng cuối thai kỳ, bong nhau thai sớm cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu chẳng may gặp tình huống này, bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra nhịp tim thai nhi, nếu nhịp tim yếu hơn thì rất có khả năng phải can thiệp bằng phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người mẹ.
2. Đau bụng
Cảnh báo nguy cơ: sảy thai, thai ngoài tử cung
Có thể nói, đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì bạn cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.
Nếu mang thai ngoài tử cung, người mẹ sẽ có cảm giác bụng đau như xé. Nếu có nguy cơ sảy thai, người mẹ có cảm giác “hụt” ở bụng tương đối rõ ràng mà không thấy bụng đau nhiều. Gặp các triệu chứng trên, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.
3. Ngứa
Cảnh báo nguy cơ: Ứ mật trong gan
Ngứa toàn thân và đặc biệt là ngứa ở vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân kết hợp với da bị vàng là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ứ mật trong gan. Hội chứng này có thể gây ra ngạt thai, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh… Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn không nên chủ quan xem thường cảm giác ngứa khi mang thai.
4. Tăng huyết áp và phù nề
Cảnh báo nguy cơ: Huyết áp cao khi mang thai
Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Phụ nữ lớn tuổi mang thai lần đầu có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 5 lần so với những phụ nữ trẻ hơn. Cao huyết áp thường khiến mẹ bầu bị trướng gan, chức năng gan bất thường và luôn ở trang thái ý thức mơ hồ… Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng tỉ lệ dị tật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
5. Thai nhi có dấu hiệu bất thường
Cảnh báo nguy cơ: Thai nhi bị thiếu oxy.
Thông thường, từ tuần thứ 18, thai nhi bắt đầu phát triển ổn định, mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối đều vận động trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Thai đạp từ 3 lần trở lên trong một giờ đồng hồ hoặc 30 lần trong 12 giờ đồng hồ chứng tỏ thai nhi có sức khỏe tốt. Nếu chưa đạt được con số này, có thể thai nhi đang bị thiếu oxy, trong trường hợp thai chỉ đạp ít hơn 10 lần trong 12 giờ đồng hồ thì nguy cơ này là rất cao. Người mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
6. Chiều cao của tử cung phát triển bất thường
Cảnh báo nguy cơ: Thai to hoặc chậm phát triển.
Theo dõi chiều cao của tử cung có thể xác định kích thước của thai nhi có phát triển bình thường không. Tuần 21 – 34 của thai kỳ, chiều cao của tử cung phát triển tương đối nhanh, trung bình tăng 1 cm/tuần. Sau tuần thứ 34, tốc độ phát triển của chiều cao tử cung chậm hơn một chút, chỉ còn khoảng 0,65 cm/tuần. Nếu tốc độ phát triển của tử cung thấp/ lớn hơn nhiều so với các con số kể trên, rất có khả năng thai nhi phát triển chậm/ to hơn chuẩn.
7. Nước ối quá nhiều hoặc quá ít
Cảnh báo nguy cơ: Thai nhi phát triển bất thường.
Nước ối là một trong những yếu tố duy trì sự sống của bào thai, vì vậy nước ối quá nhiều hoặc quá ít là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo thai nhi có thể bị tổn thương. Nước ối quá nhiều cho thấy có khả năng hệ thống thần kinh, tim phát triển không bình thường. Nước ối ít hơn 400 ml được coi là một chứng bệnh, có thể gây ra khiếm khuyết về thận hoặc phổi của thai nhi.
Sảy thai là thường xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ, sau tuần thứ 20 được gọi là thai chết lưu. Dưới đây là những dấu hiệu sảy thai mẹ bầu nên biết.