Cách xử lý khi có dấu hiệu sinh non
Sinh non là tình huống phát sinh không ai mong muốn. Cần phải xử lý tình huống này như thế nào để đảm bảo sức khỏe của bà mẹ và em bé?
Cách xử lý khi có dấu hiệu sinh non
1. Để bà bầu nằm nghiêng về bên trái để tăng lưu lượng máu đến tử cung, đồng thời làm giảm hoạt động và nguy cơ giãn tử cung.
2. Tiêm vào tĩnh mạch khoảng 500 – 1000 dung dịch muối cân bằng để cải thiện lượng máu và làm giảm hoạt động của tử cung.
3. Đồng thời với việc kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần), cần phải xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không. Sau 1 – 2 giờ đồng hồ, nếu các cơn co thắt biến mất, không nên kiểm tra lại để tránh kích thích âm đạo và cổ tử cung tiết ra oxytocin.
Thực tế cho thấy, thông qua quá trình xử lý như trên, 40 – 70% các bà bầu không cần đến các biện pháp trị liệu khác. Nếu tình hình không có tiến triển, bạn nên kiểm tra âm đạo và trực tràng âm đạo một lần nữa để xem xét kỹ hơn để có được phương pháp điều trị thích hợp.
Lời khuyên từ các chuyên gia y tế về việc hạn chế nguy cơ sinh non trong thai kỳ
1. Có chế độ ăn uống cân bằng
Bà bầu nên lấy chế độ hấp thu cân bằng làm nguyên tắc ăn uống trong suốt thai kỳ. Theo đó, vào thời gian đầu mang thai, không nhất thiết phải tăng số lượng thức ăn quá nhiều nhưng cần chú ý đến lượng axit folic hấp thu vào cơ thể. Bởi 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng phát triển ống thần kinh của thai nhi, nếu được cung cấp đầy đủ axit folic, thai nhi không những phát triển khỏe mạnh mà còn giảm nguy cơ phát sinh các khuyết tật thần kinh.
Axit folic có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm nhưng do loại axit này dễ tan trong nước nên trong quá trình chế biến có thể bị “thất thoát” nên bạn có thể bổ sung 0,4 mg mỗi ngày.
2. Kiểm soát cân nặng
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về vấn đề cân nặng của bà bầu nhưng tựu chung vẫn tuân theo nguyên tắc cần tăng cân vừa phải và ổn định trong 9 tháng mang thai. Bà bầu có trọng lượng quá nhẹ hoặc quá nặng cũng đều có nguy cơ sinh non. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu chỉ nên tăng 12 – 15 kg sau khi mang thai là phù hợp.
Ảnh minh họa.
3. Làm sạch âm đạo
Sau khi mang thai, dịch âm đạo thường tiết ra nhiều nên bạn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, bởi nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng nặng có thể gây vỡ màng ối, kích thích sinh non. Bạn nên chọn quần nhỏ làm từ vải bông mềm, vừa thấm hút tốt vừa thoáng khí.
Nếu dung dịch tiết ra quá nhiều hoặc không có điều kiện làm vệ sinh âm đạo, bạn có thể dùng tấm lót hoặc băng vệ sinh nhưng nhất định phải thay mới thường xuyên để giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, không có chất nhầy.
4. Tập thể dục
Nhìn chung, trong thời gian mang thai, bà bầu nên tích cực di chuyển và vận động nhẹ nhàng để duy trì thể lực và độ dẻo dai của cơ bắp, hỗ trợ cho sức khỏe bản thân và quá trình phát triển của thai nhi.
Các bác sỹ khuyên bạn trước khi mang thai có thói quen vận động, tập thể dục như thế nào thì sau mang thai vẫn nên duy trì thói quen đó, chỉ cần tránh các vận động mạnh và bài tập quá nặng. Các động tác liên quan đến vùng bụng cũng nên bỏ qua hoặc không nên tập nhiều, bởi có thể gây ra hiện tượng sinh non.
Bên cạnh đó, nếu bà bầu không tập thể dục lúc bình thường thì có thể áp dụng hình thức đi dạo quanh nhà sau bữa cơm tối mỗi ngày cũng rất có hiệu quả.
5. Sex hợp lý
Nếu phát hiện có yếu tố sinh non, bà bầu cần tuyệt đối kiêng sex trong 3 tháng cuối thai kỳ. Làm như vậy sẽ tránh được việc kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt, dẫn đến hiện tượng sinh non ngoài ý muốn.
6. Định kỳ kiểm tra sức khỏe
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong thời gian mang thai trước hết sẽ giúp bà bầu hiểu hơn về các giai đoạn mang thai, sau nữa là các bác sỹ sẽ nắm được quá trình phát triển của thai nhi để đưa ra các lời khuyên hữu ích nhất và có hướng xử lý kịp thời khi xảy ra các tình huống phát sinh.
Không nên nghĩ rằng cơ thể khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường thì không cần đến bệnh viện kiểm tra. Nếu bà bầu có cơn đau co thắt bất thường, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.
1. Để bà bầu nằm nghiêng về bên trái để tăng lưu lượng máu đến tử cung, đồng thời làm giảm hoạt động và nguy cơ giãn tử cung.
2. Tiêm vào tĩnh mạch khoảng 500 – 1000 dung dịch muối cân bằng để cải thiện lượng máu và làm giảm hoạt động của tử cung.
3. Đồng thời với việc kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần), cần phải xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không. Sau 1 – 2 giờ đồng hồ, nếu các cơn co thắt biến mất, không nên kiểm tra lại để tránh kích thích âm đạo và cổ tử cung tiết ra oxytocin.
Thực tế cho thấy, thông qua quá trình xử lý như trên, 40 – 70% các bà bầu không cần đến các biện pháp trị liệu khác. Nếu tình hình không có tiến triển, bạn nên kiểm tra âm đạo và trực tràng âm đạo một lần nữa để xem xét kỹ hơn để có được phương pháp điều trị thích hợp.
Lời khuyên từ các chuyên gia y tế về việc hạn chế nguy cơ sinh non trong thai kỳ
1. Có chế độ ăn uống cân bằng
Bà bầu nên lấy chế độ hấp thu cân bằng làm nguyên tắc ăn uống trong suốt thai kỳ. Theo đó, vào thời gian đầu mang thai, không nhất thiết phải tăng số lượng thức ăn quá nhiều nhưng cần chú ý đến lượng axit folic hấp thu vào cơ thể. Bởi 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng phát triển ống thần kinh của thai nhi, nếu được cung cấp đầy đủ axit folic, thai nhi không những phát triển khỏe mạnh mà còn giảm nguy cơ phát sinh các khuyết tật thần kinh.
Axit folic có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm nhưng do loại axit này dễ tan trong nước nên trong quá trình chế biến có thể bị “thất thoát” nên bạn có thể bổ sung 0,4 mg mỗi ngày.
2. Kiểm soát cân nặng
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về vấn đề cân nặng của bà bầu nhưng tựu chung vẫn tuân theo nguyên tắc cần tăng cân vừa phải và ổn định trong 9 tháng mang thai. Bà bầu có trọng lượng quá nhẹ hoặc quá nặng cũng đều có nguy cơ sinh non. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu chỉ nên tăng 12 – 15 kg sau khi mang thai là phù hợp.
Ảnh minh họa.
3. Làm sạch âm đạo
Sau khi mang thai, dịch âm đạo thường tiết ra nhiều nên bạn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, bởi nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng nặng có thể gây vỡ màng ối, kích thích sinh non. Bạn nên chọn quần nhỏ làm từ vải bông mềm, vừa thấm hút tốt vừa thoáng khí.
Nếu dung dịch tiết ra quá nhiều hoặc không có điều kiện làm vệ sinh âm đạo, bạn có thể dùng tấm lót hoặc băng vệ sinh nhưng nhất định phải thay mới thường xuyên để giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ, không có chất nhầy.
4. Tập thể dục
Nhìn chung, trong thời gian mang thai, bà bầu nên tích cực di chuyển và vận động nhẹ nhàng để duy trì thể lực và độ dẻo dai của cơ bắp, hỗ trợ cho sức khỏe bản thân và quá trình phát triển của thai nhi.
Các bác sỹ khuyên bạn trước khi mang thai có thói quen vận động, tập thể dục như thế nào thì sau mang thai vẫn nên duy trì thói quen đó, chỉ cần tránh các vận động mạnh và bài tập quá nặng. Các động tác liên quan đến vùng bụng cũng nên bỏ qua hoặc không nên tập nhiều, bởi có thể gây ra hiện tượng sinh non.
Bên cạnh đó, nếu bà bầu không tập thể dục lúc bình thường thì có thể áp dụng hình thức đi dạo quanh nhà sau bữa cơm tối mỗi ngày cũng rất có hiệu quả.
5. Sex hợp lý
Nếu phát hiện có yếu tố sinh non, bà bầu cần tuyệt đối kiêng sex trong 3 tháng cuối thai kỳ. Làm như vậy sẽ tránh được việc kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt, dẫn đến hiện tượng sinh non ngoài ý muốn.
6. Định kỳ kiểm tra sức khỏe
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong thời gian mang thai trước hết sẽ giúp bà bầu hiểu hơn về các giai đoạn mang thai, sau nữa là các bác sỹ sẽ nắm được quá trình phát triển của thai nhi để đưa ra các lời khuyên hữu ích nhất và có hướng xử lý kịp thời khi xảy ra các tình huống phát sinh.
Không nên nghĩ rằng cơ thể khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường thì không cần đến bệnh viện kiểm tra. Nếu bà bầu có cơn đau co thắt bất thường, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Nếu bạn đang chăm sóc một em bé sinh non thì nên nhớ những điều sau đây để chăm bé đúng cách nhé!