Lưu ý về chế độ nước cho trẻ 1 - 2 tuổi
Bé ở tuổi tập đi (1-2 tuổi) rất năng động nên cần nhiều nước để thay thế lượng chất lỏng đã mất. Mẹ nên cho bé uống nước như nào để tốt cho sức khỏe của bé?
Theo Viện nhi khoa Mỹ, bé ở độ tuổi 1-3 cần khoảng 1,3l nước mỗi ngày. Do trọng lượng cơ thể của bé ít hơn so với người trưởng thành nên bé rất nhanh bị mất nước.
Ngoài ra, do các bé mải chơi, thường quên cơn khát nên càng dễ bị thiếu nước. Nếu bé nhận ra bé khát nước tức là bé đã bị mất nước nhẹ và bé thường kêu khát khi vừa thiếu nước, vừa mệt mỏi hoặc chóng mặt.
Với những bé chưa biết đòi mẹ cho uống nước khi khát, hãy cho bé uống một vài hớp nước mỗi tiếng đồng hồ một lần. Để nước lọc ở những nơi bé dễ dàng với tới, chẳng hạn, bình uống nước dành cho bé để bé có thể uống ngay khi bé thích.
Sốt và khi ốm có thể làm tăng nhu cầu nước ở bé, cho dù đó là những hôm trời mát mẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần cho bé uống nước thường xuyên hàng ngày. Một khi bé uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu sáng hoặc không màu.
Các mẹ nên cho bé uống một chút nước nếu bé tỉnh giấc vào ban đêm.
Với những bé chưa biết đòi mẹ cho uống nước khi khát, hãy cho bé uống một vài hớp nước mỗi tiếng đồng hồ một lần. Để nước lọc ở những nơi bé dễ dàng với tới, chẳng hạn, bình uống nước dành cho bé để bé có thể uống ngay khi bé thích.
Mẹ có vai trò hướng dẫn để bé có thói quen uống nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Không phải đợi đến lúc khát mới uống, vì như vậy chắc chắn do nghịch, mải chơi hoặc đôi chút biếng nhác, bé sẽ quên đi việc phải uống nước.
Nước hoa quả đóng chai thường nhiều đường, trong khi hàm lượng dinh dưỡng thấp, vì thế, chỉ nên cho bé 1-2 tuổi uống tối đa 120ml nước quả mỗi ngày. Nước tăng lực, nước uống đóng chai có ga cần tránh hoàn toàn ở độ tuổi này. Mỗi 240ml nước có ga chỉ chứa 100 kalo nhưng lượng caffein trong đó có thể gây nghiện, khiến bé đi tiểu nhiều và chậm tăng cân.
Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, không nên cho trẻ uống nhiều nước cùng một lúc, dễ gây trúng độc nước. Vì khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ mất đi một lượng muối cần thiết, sau khi uống quá nhiều nước, nước hấp thụ qua dạ dày đường ruột, đồng thời cũng thải lượng muối nhiều hơn dẫn đến lượng hấp thụ huyết dịch giảm thấp, nước bị hấp thụ nhanh vào trong tổ hợp tế bào, gây ra phù tế bào, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Nếu trẻ khát, bạn cũng chỉ cho trẻ uống từ từ, từ 100 - 150 ml mỗi lần uống, và nếu tiếp tục có nhu cầu , thì hãy đợi từ 5 - 10 phút sau mới uống tiếp.
Ngoài ra, do các bé mải chơi, thường quên cơn khát nên càng dễ bị thiếu nước. Nếu bé nhận ra bé khát nước tức là bé đã bị mất nước nhẹ và bé thường kêu khát khi vừa thiếu nước, vừa mệt mỏi hoặc chóng mặt.
Với những bé chưa biết đòi mẹ cho uống nước khi khát, hãy cho bé uống một vài hớp nước mỗi tiếng đồng hồ một lần. Để nước lọc ở những nơi bé dễ dàng với tới, chẳng hạn, bình uống nước dành cho bé để bé có thể uống ngay khi bé thích.
Sốt và khi ốm có thể làm tăng nhu cầu nước ở bé, cho dù đó là những hôm trời mát mẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần cho bé uống nước thường xuyên hàng ngày. Một khi bé uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu sáng hoặc không màu.
Các mẹ nên cho bé uống một chút nước nếu bé tỉnh giấc vào ban đêm.
Với những bé chưa biết đòi mẹ cho uống nước khi khát, hãy cho bé uống một vài hớp nước mỗi tiếng đồng hồ một lần. Để nước lọc ở những nơi bé dễ dàng với tới, chẳng hạn, bình uống nước dành cho bé để bé có thể uống ngay khi bé thích.
Mẹ có vai trò hướng dẫn để bé có thói quen uống nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Không phải đợi đến lúc khát mới uống, vì như vậy chắc chắn do nghịch, mải chơi hoặc đôi chút biếng nhác, bé sẽ quên đi việc phải uống nước.
Nước hoa quả đóng chai thường nhiều đường, trong khi hàm lượng dinh dưỡng thấp, vì thế, chỉ nên cho bé 1-2 tuổi uống tối đa 120ml nước quả mỗi ngày. Nước tăng lực, nước uống đóng chai có ga cần tránh hoàn toàn ở độ tuổi này. Mỗi 240ml nước có ga chỉ chứa 100 kalo nhưng lượng caffein trong đó có thể gây nghiện, khiến bé đi tiểu nhiều và chậm tăng cân.
Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, không nên cho trẻ uống nhiều nước cùng một lúc, dễ gây trúng độc nước. Vì khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ mất đi một lượng muối cần thiết, sau khi uống quá nhiều nước, nước hấp thụ qua dạ dày đường ruột, đồng thời cũng thải lượng muối nhiều hơn dẫn đến lượng hấp thụ huyết dịch giảm thấp, nước bị hấp thụ nhanh vào trong tổ hợp tế bào, gây ra phù tế bào, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Nếu trẻ khát, bạn cũng chỉ cho trẻ uống từ từ, từ 100 - 150 ml mỗi lần uống, và nếu tiếp tục có nhu cầu , thì hãy đợi từ 5 - 10 phút sau mới uống tiếp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nước quá nhu cầu cũng có thể bị ngộ độc vì thận không kịp bài tiết nước. Vì vậy các mẹ nên cẩn trọng kẻo con bị ngộ độc vì uống nước.