Giải mã cơn giận dữ ở trẻ

Bích Ngọc,
Chia sẻ

Nước mắt, khủng hoảng, cãi lại, la hét là những biểu hiện giận dữ ở trẻ. Làm thế nào để hiểu và xoa dịu chúng? Những lý giải sau đây là những gợi ý cho cha mẹ.

1. Phương pháp giáo dục con chưa hợp lý

Ngày nay, các ông bố bà mẹ trẻ thường tìm đến nhà tâm lý mỗi khi có vấn đề với con và than phiền rằng: “Trẻ con bây giờ ngỗ ngược và khó bảo hơn ngày xưa nhiều!”.

Nhưng hoàn toàn không phải vậy, trẻ con thời nào cũng thế, chỉ đơn giản là hiện tại có rất nhiều phương pháp giáo dục con và cha mẹ không thể chọn cho mình một cách giáo dục thích hợp, hiệu quả mà thôi. Vì vậy hãy biết rằng mình muốn con phát triển như thế nào và lựa chọn một phương pháp tốt nhất để dạy con.

2. Nuôi dạy con một mình rất khó để đưa con vào khuôn phép

Ngày càng có nhiều những ông bố bà mẹ đơn thân, nuôi con một mình, hậu quả của tình trạng ly dị ngày càng phổ biến. Và với những gia đình như thế này, bố hoặc mẹ thường gặp khó khăn trong việc giáo dục con.

Một mình họ phải vừa làm cha vừa làm mẹ và điều này dẫn đến việc không có thời gian để lắng nghe và hiểu con. Chính vì thế, việc giáo dục thường không đạt kết quả như mong muốn.

Giải mã cơn giận dữ ở trẻ 1
Ảnh minh họa.

3. Vấn đề ở những gia đình trẻ quá bận rộn

Cha mẹ và con cái cần dành nhiều thời gian bên nhau và trao đổi, tâm sự, đôi khi cả tranh cãi nữa để hiểu nhau. Tuy nhiên, những gia đình hiện đại ngày nay không có nhiều thời gian để bên nhau, cha mẹ bận rộn với công việc và các mối quan hệ xã hội. Con cái cả ngày ở trường và kết quả là sợi dây liên kết cứ lỏng dần, dẫn đến việc cha mẹ không biết con đang nghĩ gì và con cái đổ lỗi cho các bậc sinh thành thiếu quan tâm đến mình.

4. Tức giận để cha mẹ chú ý đến mình

Cũng giống như người lớn, trẻ con cũng có nhu cầu biểu lộ nỗi sợ hãi, sự mong muốn, niềm vui, nỗi buồn. Và tất nhiên, chúng không thể làm điều đó ở trường. Chúng không thể la hét, khóc lóc, tức giận với bạn bè, thầy cô vì vậy khi về nhà, trẻ muốn chia sẻ và bộc lộ hết cảm xúc của mình. Và giận dữ chính là cách tốt nhất để trẻ giải tỏa và lôi kéo sự chú ý của cha mẹ.

5. Làm gì để xoa dịu những đợt nổi loạn ấy?

Nếu cha mẹ có thể giúp con dịu đi cơn giận dữ bằng cách chia sẻ và giúp con bộc lộ cảm xúc thì hãy tận dụng thay vì dùng hình phạt. Bởi vì những hình phạt chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng và con dễ giận dữ hơn mà thôi.

Cha mẹ nên hiểu rằng với trẻ nhỏ, những cơn giận như thế này đơn giản chỉ là cách trẻ thể hiện mình vì vậy hiệu quả nhất là khuyến khích trẻ chia sẻ và giúp con giải quyết vấn đề gặp phải. Hãy lắng nghe và hiểu con là cách tốt nhất để cha mẹ hòa hợp với con cái.



Khi cơ thể không khỏe ở chỗ nào đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé nhà bạn bỗng dưng khó tính. Cùng tìm hiểu “thủ phạm” khiến trẻ hay cáu giận nhé!
Giải mã cơn giận dữ ở trẻ 2
Chia sẻ