Cứ ngỡ mình luôn chuẩn bị bữa sáng đầy đủ dưỡng chất cho con, nghe bác sĩ nói bà mẹ hối hận tột cùng
Cậu bé thường xuyên được mẹ cho ăn sáng như vậy vì người mẹ thấy con thích và lại nghĩ rằng nó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.
Không phải bàn nhiều về lợi ích của bữa sáng với sức khỏe vì hầu như ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là những người mẹ. Nhưng ăn sáng như thế nào để tốt cho con thì có lẽ vẫn nhiều bà mẹ chưa biết.
Một bà mẹ ở Trung Quốc mới đây đã cố gắng chuẩn bị bữa sáng cho con mà bản thân nghĩ rằng đủ chất dinh dưỡng, đến cuối cùng đã phải hối hận về hiểu biết tai hại của mình.
Đó là một bà mẹ 9X tên Jiajia, cũng như nhiều bà mẹ khác cô muốn chuẩn bị bữa sáng cho con tốt nhất nhưng cô khá bối rối khi không biết phải cho con ăn gì, thêm vào đó, quỹ thời gian của cô vào buổi sáng cũng khá eo hẹp nên cô thường chuẩn bị các loại bánh mì ngọt và sữa cho con, đây cũng là chế độ ăn phổ biến mà nhiều gia đình khác lựa chọn cho con ăn vào buổi sáng.
Tuy rằng người mẹ đã rất kỹ lưỡng trong việc chọn các loại bánh ngọt, xem kỹ hạn sử dụng và thành phần các loại bánh, không tiếc chọn những loại bánh mì ngọt khá đắt tiền, nhưng sau một thời gian dài liên tục ăn sáng như vậy, Jiajia phát hiện con trai của cô có những dấu hiệu bất thường, con không cao thêm chút nào mà lại tăng cân rất nhiều.
Sau hồi trăn trở, Jiajia quyết định đưa con đến bệnh viện khám. Lúc này, cô mới ngã ngửa khi biết những bữa sáng con vẫn ăn hàng ngày chính là thứ đã hủy hoại sức khỏe của con.
Bữa sáng gồm bánh mì ngọt và sữa đã "đánh lừa" nhiều ông bố, khiến họ tin rằng đó là bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, nhưng thực tế chất dinh dưỡng trong đó khá hạn chế. Bác sĩ cho biết nếu để trẻ ăn quá lâu chế độ ăn như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho quá trình trưởng thành sau này của trẻ.
Nguyên tắc "vàng" cho bữa ăn sáng dinh dưỡng bố mẹ cần biết:
1. Cung cấp được protein và canxi
Với những đứa trẻ đang tuổi dậy thì, rất cần bổ sung canxi và đạm để đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất của trẻ. Vào bữa sáng, cha mẹ nên cho con uống sữa bò tươi hoặc sữa đậu nành tự nấu, đây là những thực phẩm rất giàu protein nên phù hợp hơn với quá trình hấp thụ của cơ thể trẻ.
2. Các thành phần món ăn phải phong phú
Bữa sáng cần phải đa dạng dinh dưỡng. Ngoài sữa và trứng là những món cơ bản, bữa sáng của trẻ cần có thêm các loại trái cây và rau xanh để cân bằng dinh dưỡng. Cố gắng hạn chế nhất có thể việc gọi đồ ăn sẵn, tốt nhất là thay đổi món ăn hàng ngày để việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các món ăn khác nhau được thuận lợi hơn.
3. Lựa chọn các món ăn nhẹ nhàng
Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, tốt nhất nên cho trẻ ăn các món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa vào bữa sáng, tránh tạo thêm áp lực cho dạ dày. Những món ăn quá nhiều dầu mỡ có mùi vị ngon nhưng cơ thể trẻ sẽ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ món ăn, ngược lại còn tạo gánh nặng cho cơ thể, ăn các món nhẹ nhàng sẽ tốt hơn.
4 loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn vào bữa sáng
1. Đồ chiên
Để đỡ phải lách cách chuẩn bị bữa sáng, nhiều bà mẹ thường chuẩn bị sẵn các loại bánh như bánh kếp, bánh rán hay quẩy, các món chiên rán.... Quả thực, các món ăn chiên rán có vị ngon, kích thích trẻ ham ăn hơn rất nhiều các món khác. Tuy nhiên, việc ăn những món nhiều dầu mỡ này trong thời gian dài có thể khiến trẻ tăng cân.
2. Đồ ăn vặt và mì ăn liền
Cũng có nhiều phụ huynh thường cho con ăn bánh quy, bánh ngọt hay mì ăn liền… vào bữa sáng mà không biết rằng hầu hết các món ăn này đều có chứa chất phụ gia, nếu ăn trong thời gian dài sẽ khiến thể lực của trẻ giảm sút.
3. Cháo trắng và dưa chuột muối
Có thể nhiều người nghĩ rằng, ăn cháo trắng với dưa chuột muối vào bữa sáng rất ngon. Nhưng đối với trẻ em, những món này thực sự không đem lại bất kỳ chất dinh dưỡng nào, không có lợi cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
4. Đồ ăn để qua đêm
Thời gian buổi sáng với các gia đình trẻ thường tương đối eo hẹp, bố mẹ phải đi làm vội, để tiết kiệm thời gian, nhiều bà mẹ đã chuẩn bị đồ ăn sáng hôm sau cho con từ đêm hôm trước, để sáng hôm sau chỉ cần hâm nóng là có thể ăn được. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa đồ ăn hâm lại và đồ ăn mới nấu xong, nhất là vào mùa hè nắng nóng, đồ ăn dễ bị hỏng. Trẻ thường xuyên phải ăn đồ ăn để qua đêm dễ bị tổn thương lá lách và dạ dày, giảm sút khả năng miễn dịch.