Con nhà mình hơn hẳn con nhà người
Cha mẹ thường ra sức khoe con làm cho con tự có áp lực. Trẻ sẽ luôn có cảm giác mình đang nói dối mọi người. Từ đó, trẻ sẽ sống thu mình và không dám giao lưu rộng rãi.
Không biết tự bao giờ, cái tổ khu phố số 3 này được đặt cho biệt danh là phố trẻ con, bởi số trẻ con ở khu này khá đông. Tính từ đầu phố đến cuối phố chỉ có hơn 50 nhà, thế mà đã có đến hơn 20 đứa trẻ con, học cấp 1 có, học mẫu giáo có, nhà trẻ có, thậm chí cả những đứa bé vẫn còn ẵm ngửa. Cứ chiều chiều, các bà các mẹ lại đưa con ra ngõ để “giao lưu” và kể chuyện con.
Thế nhưng chuyện sẽ không vỡ lở nếu như không có sự chuyển đến của một gia đình mới cũng có một cậu con trai lớp 2. Cậu bé học cùng bé Mit, mà lại còn là lớp trưởng nữa chứ. Cậu bé học cũng giỏi lắm. Các mẹ biết được điều này là bởi cậu bé thường giúp các em lớp 1, 2 học bài. Cậu bé tên là Nam. Mẹ Nam tuy không có ý muốn khoe khoang con mình, nhưng vì là người biết rõ mọi chuyện nên khi nghe mẹ Minh khoe về thành tích của bé Mít đã thấy rất bất ngờ. Lần nào cũng phải nghe cái điệp khúc ấy, mẹ Nam rất khó chịu và vậy là, một lần, lúc mẹ Minh đang khoe Mít, mẹ Nam phát biểu ngay: “Chị ép con học quá nhiều chứ con chị có thích đâu, Chị em con học quá nặng so với sức của con. Cháu không dám cãi lại chị đó thôi, chứ đi học nhiều hôm cháu cố nghe giảng nhưng không hiểu gì. Lúc làm bài tập thì mượn bạn để chép. Cô bé lúc nào cũng chỉ lo bị phát hiện là mình học không giỏi mà thôi. Chị có biết như thế là hại con không?”
Nghe thì có vẻ vô lý, cái tính hay khoe con thì làm sao mà hại con được chứ. Nhưng đúng là như vậy. Cha mẹ nào cũng muốn con mình là nhất: giỏi giang nhất, ngoan nhất, thông minh nhất, đáng yêu nhất. Và những cái “nhất’ đó không thể “giấu trong nhà” mà phải mang ra ngoài khoe với mọi người, để mọi người biết và khâm phục mẹ con mình. Đây hoàn toàn là một sai lầm. Cha mẹ cứ ra sức khoe con khiến tạo cho con một áp lực. Mặc dù cha mẹ không kì vọng rằng con cái mình có thể bộc lộ hết những “ưu việt” lồ lộ ra bên ngoài, nhưng đây cũng vô tình như một sự kì vọng của cha mẹ vào con cái. Điều này tự nhiên sẽ gây áp lực cho con và tạo cho con cảm giác lo lắng và sự tự ti. Bởi trẻ luôn có cảm giác như mình đang nói dối mọi người. Từ đó, trẻ sẽ sống thu mình và không dám giao lưu rộng rãi. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của trẻ. Các bậc làm cha mẹ chớ nên coi thường.