"Bớt 3 thêm 2": Cách chăm sóc để trẻ quanh năm khỏe mạnh, không ốm vặt

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Cha mẹ không cần phải tốn quá nhiều tiền mới khiến trẻ khỏe lên, chỉ cần kiên trì áp dụng những điều sau sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực cho sức khỏe con cái.

Trẻ em thường sức đề kháng yếu nên thường hay bị bệnh vặt. Đặc biệt, trong thới tiết nóng bức cũng là lúc vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh. Mặc dù được chăm sóc kỹ nhưng không ít trẻ vẫn hay bị cảm, sốt.

Mẹ của Tiểu Bảo (Trung Quốc) gần đây phàn nàn rằng con gái mình hay bị cảm lạnh, ho, sốt. Mỗi lần như thế, cô phải nghỉ làm ở nhà chăm sóc con gái. Mặc dù đã rất cẩn thận trong việc chăm con, nhưng Tiểu Bảo vẫn hay ốm vặt, nhìn cảnh con gái sụt cân, ho sụt sịt, cô lại đau khổ và tự trách bản thân nhiều hơn.

Để trẻ quanh năm khỏe mạnh, không ốm vặt, cha mẹ nên "bớt 3 thêm 2" trong chế độ ăn của con cái mỗi ngày - Ảnh 1.

Tiểu Bảo rất hay bị ốm vặt.

Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc có câu nói: "Bệnh của trẻ em là do ăn uống". Đối với trẻ trong giai đoạn phát triển nhanh, chế độ ăn uống rất quan trọng. Khi việc tiêu hóa và hấp thu tốt, trẻ mới có được vóc dáng khỏe mạnh và sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn sai cách, dễ khiến cho tỳ vị yếu, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém, hệ miễn dịch sẽ dần suy yếu và các loại bệnh vặt sẽ xuất hiện.

Vậy nên, cha mẹ cần "bớt 3 thêm 2" khi chăm sóc trẻ nhỏ hàng ngày, đặc biệt là vấn đề ăn uống như sau:

"Bớt 3 thứ"

- Bớt ăn trái cây lạnh

Trẻ em luôn được khuyến khích ăn trái cây, chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin, rất quan trọng để duy trì sự cân bằng axit - bazơ trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết trái cây có tính lạnh, cơ thể lại "ưa ấm sợ lạnh". Trái cây sau khi vào cơ thể gặp khí lạnh, dễ dẫn đến suy giảm chức năng nội tạng, gây ra rối loạn tiêu hóa, tổn thương tỳ vị, dạ dày.

Để trẻ quanh năm khỏe mạnh, không ốm vặt, cha mẹ nên "bớt 3 thêm 2" trong chế độ ăn của con cái mỗi ngày - Ảnh 1.

- Bớt đồ béo, đồ ngọt

Trong quan niệm của nhiều bậc cha mẹ, những thực phẩm giàu chất béo, giàu đạm như cá, trứng, sữa là thực phẩm bổ dưỡng. Ngược lại, những loại rau củ sẽ không bổ dưỡng, khó tiêu hóa và khó làm tăng cân. Khi tiêu thụ những thực phẩm chứa hàm lượng calo quá cao, dạ dày của trẻ nhỏ sẽ quá tải, khiến thức ăn khó tiêu và cản trở cơ thể hấp thu cellulose và các nguyên tố vi lượng khác nhau.

- Bớt đồ ăn vặt

Đồ ăn vặt của trẻ em hiện nay rất đa dạng, nhiều mẫu mã, hương vị rất ngon nhưng chứa ít dinh dưỡng, nhiều calo, khó tiêu hóa. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ, mà các chất phụ gia bên trong khó bị chuyển hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

"Thêm 2 việc"

Ngoài việc hạn chế một số loại thực phẩm, cha mẹ cũng nên thêm một số thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ như sau:

Để trẻ quanh năm khỏe mạnh, không ốm vặt, cha mẹ nên "bớt 3 thêm 2" trong chế độ ăn của con cái mỗi ngày - Ảnh 2.

Men vi vinh rất tốt cho tiêu hóa của trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).

- Thêm men vi sinh

Tỳ vị, dạ dày của trẻ vốn dĩ khá yếu nên dễ gặp các vấn đề như kém ăn, hôi miệng, đổ mồ hôi trộn ban đêm, chướng bụng. Cha mẹ nên cho trẻ uống thêm men vi sinh để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, đào thải cặn bã, giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, đồng thời cải thiện tỳ vị, thúc đẩy hấp thu dinh dưỡng.

- Thêm việc mát xa cho trẻ hàng ngày

Nhiều bà mẹ đã hình thành thói quen mát xa cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Họ dành 3 - 5 phút mỗi ngày để xoa bóp bàn tay, bàn chân, cột sống lưng từ dưới lên, điều này có thể kích thích tới 260 huyệt đạo. Việc kích thích này sẽ tác động rất tích cực tới các cơ quan nội tạng, tăng cường khí huyết, nâng cao khả năng chống bệnh tật của trẻ.

Chia sẻ