Bé trai bị giúp việc tát tới tấp 5 cái để "giải tỏa sự khó chịu sau khi chủ nhà nhắc nhở"
Để đứa trẻ cắn thìa trong khi ăn nên bố mẹ bé đã khiển trách, bà giúp việc quá tức giận liền ra tay hành động với em bé mới 11 tháng tuổi.
Ở Hắc Long Giang, Trung Quốc, một bé trai 11 tháng tuổi bị bảo mẫu tát 5 cái trong vòng 2 phút. Cha mẹ của bé đã ngay lập tức gọi cảnh sát sau khi xem video. Sau khi điều tra, người trông trẻ bà Trương cho biết, bà bị cha mẹ đứa trẻ khiển trách vì để đứa trẻ cắn thìa khi ăn, để giải tỏa sự khó chịu nên bà Trương đã trút giận lên đứa trẻ. Hiện tại bà Trương bị tạm giữ 10 ngày và bị phạt 500 nhân dân tệ.
Các chuyên gia tâm lý cho biết: Nếu tâm trạng không thoải mái mà trút giận lên trẻ nhỏ, những người có tính cách như vậy không thể làm bảo mẫu, cần tăng cường quy định và tiêu chuẩn đối với ngành bảo mẫu.
Những bất lợi của việc thuê giúp việc trông trẻ là gì?
Mặc dù việc thuê bảo mẫu chăm trẻ là chuyện bình thường và phổ biến trong xã hội ngày nay nhưng một số phụ huynh vẫn cảm thấy chưa yên tâm. Trên thực tế, mặc dù việc bảo mẫu nhận trẻ có thể giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ, nhưng đằng sau đó vẫn tồn tại nhiều bất lợi.
- Một số người trông trẻ sẽ chiều chuộng trẻ quá mức, khi trẻ khóc, người giữ trẻ lập tức đồng ý ngay với yêu cầu vô lý của trẻ, điều này sẽ dễ khiến trẻ hình thành tính khí và thói hư tật xấu.
- Bảo mẫu đôi khi phản ứng với tiếng khóc của trẻ bằng cách cho trẻ ăn vặt, theo thời gian, trẻ dễ hình thành thói quen thích ăn vặt, dẫn đến suy dinh dưỡng, sâu răng và béo phì.
- Nếu thời gian trẻ ở bên bảo mẫu quá nhiều, trẻ sẽ gần gũi với người giữ trẻ hơn, sẽ "lạnh nhạt" đối với cha mẹ.
- Vì quan niệm nuôi nấng trẻ khác nhau, nhiều người trông trẻ cũng khuyến khích những thói quen và hành vi xấu của trẻ.
- Ngoài ra, một số người trông trẻ vẫn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại trẻ em.
Những lưu ý khi thuê giúp việc trông trẻ
Nhiều người bị bận công việc nên phải thuê giúp việc chăm sóc trẻ. Tuy nhiên vì lợi ích của trẻ, khi thuê bảo mẫu, các bậc cha mẹ cần chú ý các khía cạnh sau:
1. Giải thích những vấn đề an toàn cơ bản và các quy định của gia đình với người giữ trẻ, đồng thời giải thích những nơi cấm em bé di chuyển đến, đưa ra các yêu cầu rõ ràng và ngắn gọn, không mập mờ.
2. Đưa người trông trẻ đi quanh nhà, chỉ rõ nơi nào nguy hiểm cho em bé, và hướng dẫn nơi đặt các loại thuốc dự phòng của gia đình.
3. Giải thích thời gian và quy trình bữa ăn, thói quen ăn uống của trẻ cho bảo mẫu. Giải thích cho người trông trẻ về phương pháp và đồ dùng để cho trẻ ăn và chỉ ra cách xử lý khẩn cấp khi bị sặc.
4. Giải thích cho người giữ trẻ cách sử dụng phòng tắm. Nếu trẻ đang trong giai đoạn tập đi vệ sinh, hãy cho người trông trẻ biết trẻ đã đến giai đoạn nào và cách tắm cho trẻ.
5. Hướng dẫn cho bảo mẫu cách đặt em bé trên ghế, xe đẩy, ghế chơi và giường ngủ một cách an toàn. Tất nhiên, bảo mẫu cũng nên biết tần suất kiểm tra tình trạng của bé.
6. Các số điện thoại dùng trong trường hợp khẩn cấp được liệt kê bên cạnh điện thoại, chẳng hạn như số điện thoại của văn phòng cha mẹ, bác sĩ nhi khoa, hàng xóm bên cạnh, và số điện thoại hoặc địa chỉ của những người thân.
7. Chuẩn bị một túi đặc biệt cho người giữ trẻ, trong đó có chìa khóa dự phòng của nơi ở, số điện thoại, tiền tiêu vặt,… đề phòng trường hợp khẩn cấp.