Bà bầu xông lá giải cảm có được không? Những điều mẹ bầu nên biết
Từ xa xưa việc xông lá giải cảm có rất nhiều người đã sử dụng, thế nhưng xông lá giải cảm có thực sự tốt hay không? Đặc biệt với bà bầu xông lá giải cảm có được không?
Khi mang thai việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và thai nhi là rất quan trọng. Vậy nên khi không may bị cảm cúm mẹ bầu thường tìm đến các biện pháp tự nhiên như xông lá giải cảm để thay thế cho việc sử dụng thuốc có tiềm ẩn nguy cơ gây hại.
1. Bà bầu xông lá giải cảm có được không?
Trong thời kỳ mang thai sức khỏe của bà bầu luôn yếu hơn bình thường. Vì vậy bà bầu thường bị mắc các bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất trong đó có bệnh cảm cúm. Bệnh do virus cảm cúm gây lên, có khả năng truyền nhiễm rất nhanh, bà bầu sức khỏe yếu rất dễ bị lây nhiễm.
Khi mắc bệnh cảm cúm bà bầu sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, sốt cao, đau họng, tắc mũi, nghẹt mũi khó thở, đau ngực, ho... Tùy vào thể trạng của mỗi người mà bệnh có thể sẽ thuyên giảm, nhưng người có sức khỏe tốt các triệu chứng có thể thuyên giảm sau khoảng 5-7 ngày hoặc có thể kéo dài hơn nếu sức khỏe người bệnh kém.
Việc mang thai sử dụng bất kể loại thuộc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi. Vậy nên bà bầu thường sử dụng các biện pháp tự nhiên hoặc các mẹo dân gian để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Phương pháp xông hơi bằng lá là phương pháp được nhiều người sử dụng và đánh giá có hiệu quả, xông hơi giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi, làm lỗ chân lông thông thoáng, bài tiết mồ hôi, thải độc cho cơ thể nhanh hồi phục. Tuy nhiên thực tế phương pháp này hiệu quả với những người bình thường vậy với bà bầu xông lá giải cảm có được không?
Xông lá giải cảm là thương pháp được thực hiện bằng cách chùm chăn kín lên toàn bộ cơ thể và từ từ hé mở nồi nước lá xông để hơi nước nóng trong nồi thoát ra, có thể sử dụng lều xông hoặc phòng xông hơi kín để xông.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bà bầu không nên xông hơi toàn thân sẽ làm cho nhiệt độ toàn thân tăng cao lên và gây ra những nhưng tác động không tốt cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại lá chứa tinh dầu như: lá sả, lá ngải cứu, lá bưởi, bạc hà, tía tô… để tiền hành xông cho phần mũi, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
2. Bà bầu xông mũi có được không?
Bà bầu tuyệt đối không được xông lá toán thân điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể gây của mẹ bầu lên cao, tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cho thai nhỉ. Nhưng bà bầu có được xông mũi không?
Việc xông mũi của bà bầu chỉ có thể tác động lên phần mặt và đầu, điều này không gây ảnh hưởng tới việc tăng nhiệt độ của cơ thể, không gây nguy hiểm tới sức khỏe của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu có thể sử dụng một số các loại lá chứa tinh dầu tự nhiên như: lá sả, lá ngải cứu, lá bưởi, bạc hà, tía tô… để tiền hành xông cho phần mũi, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
3. Một số lưu ý khi thực hiện xông mũi cho bà bầu
Bà bầu bị cảm có thể sử dụng phương pháp xông mũi bằng nguyên liệu tự nhiên, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bà bầu cần chú ý những điều sau đây:
- Khi xông lá do nước xông có nhiệt độ cao, cần thật sự cẩn thận tránh bị bỏng ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu.
- Thời gian sử dụng xông mũi cho bà bầu chỉ khoảng 10-15 phút, không nên xông trong thời gian dài, và xông nhiều lần
- Chỉ nên sử dụng xông với diện tích cơ thể càng nhỏ càng tốt, xông chỉ vùng mũi sẽ giảm các nguy cơ tiềm ần hơn.
- Nếu thấy sức khỏe quá yếu mẹ bầu cũng không được sử dụng phương phát xông mũi vì điều này có thể gây chóng mặt, ngạt thở, tăng huyết áp với bà bầu
- Chỉ sử dụng nguyên liệu tự nhiên, rõ nguồn gốc để xông mũi cho bà bầu, đảm bảo an toàn
- Nếu ở 3 tháng đầu, sức khỏe bà bầu yếu cũng không nên xông mũi trong giai đoạn này
4. Bà bầu lỡ xông lá giải cảm có ảnh hưởng gì không?
Như vậy, bà bầu không nên sử dụng phương pháp xông lá giải cảm toàn thân, bởi khi thực hiện phương pháp này sẽ gây ra một số ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi như sau:
- Khi ở không gian kín, xông hơi ở nhiệt độ cao, áp lực không khí lớn sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu, từ đó làm giảm khả năng cung cấp oxy cho thai nhi, có thể gây tình trạng xảy thai.
- Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao quá mức có thể gây ra nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho thai kì
- Hơn nữa sức khỏe mẹ bầu trong thai kỳ rất yếu, vì vậy khi xông ở nhiệt độ cao trong thời gian dài còn có thể làm cho mẹ bầu chóng mặt, ngạt thở, rất nguy hiểm. Khi không cẩn thận nồi nước xông nhiệt độ cao còn có thể gây bỏng cho mẹ, rất nguy hiểm
Vậy nên phương pháp xông lá giải cảm thực sự tốt với người bình thường, nhưng với phụ nữ mang thai dù là ở tháng nào thì tuyệt đối không được xông hơi. Nếu mẹ bầu đã lỡ xông lá giải cảm thì nên đi khám bác sĩ để siêu âm, kiểm tra xem sức khỏe của thai nhi có phát triển bình thường, có ảnh hưởng do tác dụng phụ của xông hơi gây ra không, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
5. Mẹ bầu bị cảm cúm nên làm gì?
Xông lá giải cảm không phải là phương pháp tốt với bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không phải lo lắng, khi bị cảm cúm thay vì sử dụng phương pháp xông lá, bà bầu có thể lựa chọn một số phương pháp tự nhiên khác để làm giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm, giúp an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
5.1. Sử dụng dầu tràm
Tinh dầu tràm được biết là có tính ấm, vì vậy việc sử dụng dầu tràm trị cảm cúm là một phương pháp khá tốt, an toàn cho bà bầu. Mẹ bầu hãy lấy dầu tràm để xoa vào các vị trí lòng bàn chân, bàn tay, sau tai, dưới mũi …sẽ giúp làm thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Mẹ bầu cũng lưu ý khi sử dụng dầu tràm mẹ nên sử dụng với lượng vừa phải.
5.2. Sử dụng nước muối sinh lý
Khi cúm phần dịch mũi rất nhiều, lúc này mẹ bầu có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, loại bỏ phần dịch mũi, vi khuẩn và virus ra khỏi đường hô hấp, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, khó thở của bệnh cảm cúm.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên sử dụng nước muối để súc miệng thường xuyên, điều này làm giảm khả năng tấn công của vi khuẩn, virus xuống họng, ngăn chặn khả năng gây bệnh nặng hơn.
5.3. Ăn cháo tía tô giải cảm
Một cách khá đơn giản đó là mẹ bầu hãy ăn ngay một bát cháo tía tô. Cháo trắng nấu với thịt hoặc trứng cho kèm lá tía tô, hành lá ăn lúc cháo còn nóng, mồ hôi sẽ toát ra, giải cảm vô cùng hiệu quả.
5.3. Bổ sung nhiều thức ăn giàu vitamin C
Khi bị cảm cúm sức đề kháng cũng kém vì vậy nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tốt nhất, mẹ bầu nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin trong bữa ăn. Đặc biệt là vitamin C dưỡng chất có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh tất.
Để bổ sung vitamin C mẹ bầu chú ý tới các loại quả như: bưởi, cam, quýt, ổi, dâu tây, kiwi…Thực phẩm này không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng mà còn giúp mẹ bầu có được làn da đẹp.
5.5. Uống trà gừng tươi
Gừng là một loại thực phẩm tự nhiên lành tính, có thể giúp cơ thể ấm hơn thải độc làm sạch cơ thể. Vậy nên nếu đang bị cảm mẹ bầu nên uống một ly trà gừng tươi, kèm với mật ong và một lát chanh tươi.
5.6.Ngủ đủ giấc và kê cao gối khi ngủ
Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp sức khỏe của mẹ bầu được cải thiện hơn, hồi phục nhanh hơn. Trong lúc ngủ mẹ bầu nên chú ý kê cao gối để giảm tình trạng bị nghẹt mũi, khó thở, đờm không bị trào ngược, giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.
Như vậy, bà bầu không nên xông lá giải cảm mà vẫn có thể sử dụng một số phương phát tự nhiên tại nhà như trên. Tuy nhiên, trong trường hợp đã sử dụng những phương pháp trên mà không thấy tình trạng thuyên giảm, có những triệu chứng nghiêm trọng bật thường hơn như: Sốt cao, tức ngực, hôn mê… mẹ bầu nên tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ có chuyên môn khám và điều trị kịp thời.