9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé

Hạ Vũ (Theo Brightside)/ VTC News,
Chia sẻ

Giận dữ, khóc lóc, ăn quá nhiều hay tắm nước nóng là một số điều các bà bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai để em bé được mạnh khỏe nhất.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 1.

Cãi cọ, gây chiến là nguyên nhân của sự lo lắng và trầm cảm, điều này có thể làm hại đứa trẻ trong bụng bạn. Nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của em bé tương lai, đặc biệt là hệ thống miễn dịch và não. Bên cạnh đó, la hét không tốt cho mẹ, dẫn đến đau đầu, buồn nôn và khó ngủ. Những gì bạn nên làm: Nghỉ ngơi nhiều hơn; ngủ đủ; hạn chế suy nghĩ; tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn; đi dạo và hít thở không khí trong lành.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 2.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những bà mẹ tiêu thụ lượng đường cao trong thai kỳ con sẽ có vấn đề về kỹ năng học tập và trí nhớ. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các chất thay thế đường. Thay vì thế, mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây; giảm lượng soda đi nhé.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 3.

Tâm trạng thất thường khi mang thai là phổ biến. Đầu tiên, bạn cảm thấy phấn khích, nhưng sau đó căng thẳng và choáng ngợp. Nó có thể được kết nối với những câu hỏi như liệu bạn sẽ trở thành một người mẹ tốt hay liệu bạn có thể quản lý tốt về mặt tài chính. Những thay đổi này có thể được gây ra bởi sự trao đổi chất trong cơ thể người phụ nữ, hoặc do hormone của cô ấy và chúng ảnh hưởng đến não và tâm trạng. Bạn cần: Ngủ đủ; đi dạo, hít thở không khí trong lành hay đi xem phim với bạn bè.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 4.

Nhiệt độ cực cao trong phòng tắm hơi hoặc bồn tắm là điều luôn cần phải quan tâm lưu ý trong thai kỳ. Việc làm này có thể thư giãn cho bà bầu, nhưng nó không tốt cho em bé của bạn. Những gì bạn nên làm: Đừng để nước quá nóng và ngâm mình quá 10 phút trong bồn nước nóng; tắm nước ấm giống nhiệt độ cơ thể của bạn. Trong mọi trường hợp, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 5.

Khóc khi mang thai là bình thường vì bạn có thể trở nên đa cảm hơn. Tuy nhiên việc này có thể đem đến các triệu chứng khác không tốt như chán ăn, cảm giác tội lỗi, ngủ quá nhiều và mất hứng thú với bất kỳ hoạt động nào. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể nói chuyện với các bà mẹ bầu khác để được chia sẻ.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 6.

Khi mang thai, tâm trạng của người phụ nữ có thể trở nên rất khó hiểu. Điều này không xảy ra thường xuyên, nhưng nó có thể phát triển thành rối loạn tâm thần. Các triệu chứng: hành vi không thể đoán trước, nhầm lẫn và thậm chí là ảo giác. Nếu ở trong tình trạng này, mẹ bầu nên tìm kiếm sự giúp đỡ ở bác sĩ càng nhanh cành tốt.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 7.

Theo các nhà nghiên cứu, 78% phụ nữ có bầu cho biết giấc ngủ bị xáo trộn nhiều hơn so với bình thường. Lý do cho điều này là mức độ hormone. Ngoài ra, mất ngủ có thể gây ra tâm trạng xấu và buồn nôn. Những gì bạn nên làm là lên kế hoạch lịch trình giấc ngủ của bạn; cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày; uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu bạn không thể ngủ, đừng ép mình, hãy cố gắng đọc một cuốn sách hay, nhưng đừng chủ động. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về vị trí tốt nhất để bạn ngủ.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 8.

Hoạt động ít nhưng ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân quá mức trong thời gian thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng khi sinh, tăng trưởng của thai nhi và giữ cân nặng của mẹ sau khi sinh em bé. Hơn nữa, nó có thể làm tăng nguy cơ béo phì cho trẻ sau này. Nên nhớ, hoạt động thể chất khi mang thai mang lại lợi ích về thể chất và tâm lý cho mẹ và con. Các bác sĩ khuyên nên tập thể dục khoảng 30 phút cho bà bầu khỏe mạnh, hầu hết các ngày trong tuần.

9 điều bà bầu cần lưu ý nếu không muốn ảnh hưởng đến em bé - Ảnh 9.

Nạp thêm caffeine vào cơ thể: Nhìn chung, không có nghiên cứu nào nói rằng cấm uống chất có caffeine, đặc biệt là ở mức 300 mg / ngày trở lên. Tuy thói quen này không gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ nhưng nhiều lời khuyên cho rằng nên hạn chế. Bạn nên nhớ rằng caffeine cũng đi qua nhau thai và đi vào máu của em bé. Vì vậy, tốt hơn hết là chăm sóc dinh dưỡng của bạn và giảm tiêu thụ cà phê. Mỗi ngày chỉ uống 1 đến 2 tách cà phê là đủ.

Chia sẻ