Bà bầu đang đi dạo bỗng nhiên thai nhi rơi ra ngoài, kết quả sau đó khiến mọi người hết hồn

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Sau 5 ngày chào đời, đầu của bé sưng to nên được chuyển đến bệnh viện gấp.

Chị Lê sống tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là mẹ bầu mang thai lần 2. Ngày hôm đó, sau khi ăn cơm xong, chị Lê đã đi dạo quanh nhà. Sau đó, một cơn đau dữ dội ập đến khiến chị Lê choáng váng, khi sản phụ chưa kịp cầu cứu người thân thì bé Tiểu Mao đã rơi ra ngoài.

Bé Tiểu Mao bị đẻ rơi trong tình trạng người mẹ đang đứng thẳng, trên sàn không có bất cứ vật dụng bảo hộ an toàn. Do đó, đầu của bé đã trực tiếp đập vào sàn nhà. Đối với trẻ sơ sinh, bất kì chấn thương mức độ nặng hay nhẹ đều nguy hiểm. Sau 5 ngày chào đời, đầu của bé Tiểu Mao sưng to nên được chuyển viện Shanghai TCM Integrated Hospital.

Bà bầu mang thai lần 2 đang đi dạo bỗng nhiên thai nhi rơi ra ngoài, kết quả sau đó khiến mọi người hết hồn - Ảnh 2.

Bé được phẫu thuật để giành giật sự sống.

Sau khi các bác sĩ tiếp nhận bệnh nhi và chụp CT, họ phát hiện bệnh nhi máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ không ngừng gia tăng, bé có biểu hiện khóc quấy, yếu ớt nên được tiến hành phẫu thuật cấp cứu để giành giật sự sống.

Ca phẫu thuật của bệnh nhi trải qua 5 cửa ải cam go:

Cửa ải thứ nhất: Thuốc gây tê

Trung khu thần kinh của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên tác dụng của thuốc gây tê có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, các bác sĩ phải cân nhắc gây tê trong thời gian bao lâu, liều lượng thuốc gây tê thế nào bởi nó có thể tác động đến sự phát triển của trẻ sơ sinh sau này. Sau khi xem xét, các bác sĩ đã thành công gây tê toàn thân cho Tiểu Mao và đây được xem là trường hợp gây tê ở bệnh nhi nhỏ tuổi nhất.

Bà bầu mang thai lần 2 đang đi dạo bỗng nhiên thai nhi rơi ra ngoài, kết quả sau đó khiến mọi người hết hồn - Ảnh 2.

Đẻ rơi rất nguy hiểm cho cả mẹ và con (Ảnh minh họa).

Cửa ải thứ hai: Phẫu thuật

Bác sĩ Long Phi - trưởng khoa cấp cứu lập tức xác định vị trí chụp CT. Sau đó, bác sĩ khoan một lỗ nhỏ trên hộp sọ của Tiểu Mao với đường kính 4mm, tiến hành dẫn lưu máu tụ, rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, cố định ống dẫn lưu, đặt ống nội khí quản, khâu vết mổ, cho bé thở bằng máy. Sau 1 tiếng, ca phẫu thuật hoàn thành suôn sẻ.

Cửa ải thứ ba: Chăm sóc sau ca phẫu thuật

Khoa sơ sinh đã túc trực nhân viên theo dõi phản ứng thần kinh, nhận thức, mạch đập của bé Tiểu Mao. Ngày thứ hai sau phẫu thuật, bác sĩ Long Phi tiếp tục dẫn lưu máu tụ còn sót lại. 6 tiếng sau, kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhi không còn xuất hiện máu tụ ngoài màng cứng, ca phẫu thuật được đánh giá là thành công tốt đẹp.

Cửa ải thứ tư: Kháng sinh

Bé Tiểu Mao được cho bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh theo liều lượng thích hợp để tránh trường hợp nhiễm trùng.

Cửa ải thứ năm: Bổ sung dinh dưỡng

Sau khi lấy ống nội khí quản, mỗi bữa bé Tiểu Mao có thể uống sữa mẹ với liều lượng 20ml và không cần tiếp tục sử dụng máy trợ thở. Sau 12 ngày nằm viện, bé Tiểu Mao đã được xuất viện về nhà.

Bà bầu mang thai lần 2 đang đi dạo bỗng nhiên thai nhi rơi ra ngoài, kết quả sau đó khiến mọi người hết hồn - Ảnh 4.

Nếu xảy ra trường hợp đẻ rơi như sản phụ Lê, các mẹ bầu nên phản ứng thế nào?

Trường hợp của chị Lê được gọi là chuyển dạ sớm, từ lúc bụng quặn đau cho đến khi sinh con chưa đến 3 tiếng đồng hồ. Tỉ lệ các sản phụ chuyển dạ sớm rơi vào khoảng 2%. Đẻ rơi rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nguy cơ cho bé là ngạt và nhiễm khuẩn, uốn ván rốn. Người mẹ có thể sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn.

Nhằm tránh trường hợp đẻ rơi, các sản phụ nên tiến hành khám thai định kỳ, tìm hiểu về kiến thức sinh sản. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp như chuyển dạ nhanh, các sản phụ cần bình tĩnh, thả lỏng và nằm ngửa để tránh trường hợp thai nhi rơi ra ngoài và đập đầu vào sàn nhà. Trường hợp bé ra đời, sản phụ nên dùng khăn sạch lau nước ối ở mũi và miệng bé. Không tự ý cắt dây rốn mà cần gọi xe cấp cứu đến bệnh viện để nhân viên y tế xử lý.

Chia sẻ