8 loại thực phẩm phổ biến không tốt cho trẻ nhỏ, cha mẹ rất nên lưu ý
Cuộc sống bận rộn nên nhiều ba mẹ có thói quen cho con ăn những thực phẩm tiện lợi với những lời quảng cáo hoa mỹ là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ba mẹ hãy cẩn trọng bởi chúng có thể mang đến những hệ lụy lâu dài về sức khỏe cho các con của mình.
Nếu bạn đang cho con ăn những loại thực phẩm này thì dừng ngay kẻo muộn - hoặc ít nhất là phải kiểm soát lượng mà trẻ ăn kể cả nếu đây là những món trẻ thích ăn vì sức khỏe vẫn là điều quan trọng nhất.
1. Thịt chế biến sẵn
Thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng dù tiện lợi nhưng không dinh dưỡng chút nào vì những loại thực phẩm này chứa nitrat, một loại chất bảo quản dùng để ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn, tạo màu sắc và bảo quản thịt tốt hơn. Tệ hơn, những thực phẩm này còn được chiên trong nhiều dầu nên hoàn toàn không thích hợp cho trẻ nhỏ! Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc những bệnh này.
2. Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Các chuyên gia khuyến nghị trẻ nhỏ không nên ăn các thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao bởi vì chất này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể kể đến như cá ngừ, lươn. Tuy nhiên, cá cần thiết cho trẻ nhỏ vì có nhiều loại dưỡng chất trong đó bao gồm axit béo omega-3. Chỉ cần đảm bảo những loại cá trẻ ăn có hàm lượng thủy ngân thấp là được.
3. Ngũ cốc ăn sáng
Ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho trẻ ăn ngũ cốc ăn sáng bởi vì rất tiện dụng mà chẳng phải mất thời gian chế biến như những món cầu kỳ khác. Tuy nhiên nếu bạn đọc nhãn mác của những hộp ngũ cốc thì sẽ thấy rằng chúng rất nhiều đường mà lại không có dưỡng chất. Nếu trẻ thích ăn ngũ cốc thì thỉnh thoảng cho trẻ ăn cũng được, nhưng cần lựa chọn những loại mà đường không nằm trong 3 thành phần đầu bảng.
4. Nước ngọt
Nước ngọt không chỉ gồm những loại nước có ga mà còn bao gồm cả những thức uống như nước hoa quả đóng hộp hoặc nước tăng lực có hàm lượng đường cao. Tất nhiên nhiều loại nước hoa quả quảng cáo là 100% nước quả, nhưng cha mẹ hãy nhớ rằng những loại nước ép bỏ bã thì là được làm từ nhiều quả. Cần 2 đến 4 quả cam mới vắt được 1 cốc, vậy nên nếu con bạn uống 2 cốc to thì tương đương với 12 quả cam rồi. Hãy nghĩ trước khi rót cho con uống bạn nhé.
Thêm nữa, uống quá nhiều đường còn làm hỏng răng và tăng nguy cơ béo phì. Một lí do nữa nên tránh đồ uống có đường là một số loại có chứa caffein, có những tác động sinh lí không tốt đến cơ thể trẻ. Những tác hại lâu dài của caffein đến sự phát triển của bộ não con người vẫn chưa được nghiên cứu cẩn thận. Do vậy tốt nhất vẫn chỉ nên cho trẻ uống sữa hoặc nước.
5. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên là rau, vì được làm từ khoai tây mà, đúng không? Đúng vậy, nhưng khoai tây được chiên trong ngập dầu và được tẩm ướp nhiều muối, khiến nó không còn dinh dưỡng mà lại nhiều chất béo. Món này sẽ chỉ làm tăng nguy cơ cao huyết áp cũng như gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và đột quỵ.
6. Đồ ăn nhanh
Khi các bé nghịch ngợm, đòi hỏi thì cho bé ăn đồ ăn nhanh chắc là lựa chọn dễ dàng nhất, nhưng hiển nhiên không phải là tốt nhất. Các món đồ ăn nhanh được trẻ ưa thích như bánh mì burger hay gà rán, khoai tây chiên. Nói cách khác là đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt. Và bạn đã biết những hiểm họa ẩn sau các món ăn ngon miệng đó rồi đấy.
7. Những đồ ăn chế biến sẵn chỉ cần quay lò vi sóng
Những món này rất dễ mua và có nhiều lựa chọn. Không chỉ tiện dụng khi bạn bận rộn mà còn giúp việc chuẩn bị bữa ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhưng hãy đọc bảng thành phần: đều nhiều muối và chất béo không tốt cho sức khỏe. Chúng ta đã nói về tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim mạch. Thêm vào đó, liên tục ăn đồ nhiều muối sẽ khiến vị giác của trẻ thay đổi và muốn ăn các món mặn hơn, tức là hình thành thói quen ăn uống rất có hại cho sức khỏe.
8. Ăn sáng bằng bánh ngọt
Bánh ngọt thì ngon và dễ ăn, nhưng không phải là thức ăn sáng phù hợp cho trẻ. Không chỉ chứa nhiều đường và tinh bột (sẽ phân hủy thành đường), bánh ngọt còn không đủ chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, hàm lượng đường cao còn gây ra hiện tượng mệt mỏi, run, xây xẩm, buồn nôn… tuy vậy lại không phải do tăng đường huyết. Trái lại, đó là dấu hiệu của phản ứng hạ đường huyết sau ăn. Nguyên nhân hạ đường huyết là do ban đầu đường trong máu tăng cao đột ngột khi tiêu thụ quá nhiều tinh bột, đồ ngọt. Điều này sẽ kích thích tuyến tụy tăng tiết một lượng lớn insulin để "xử lý" lượng đường tăng đột biến này. Quá nhiều insulin lại dẫn đến hạ đường huyết sau ăn. Điều này có thể gây ra béo phì và những vấn đề khác về sức khỏe.
Nguồn: Smartparent