7 vấn đề mẹ bầu nào cũng cảm thấy ái ngại khi mang thai

Huyền Trâm,
Chia sẻ

Mang thai làm thay đổi cuộc sống và cơ thể bạn. Vòng bụng của bạn sẽ to ra, mệt mỏi thường xuyên kéo dài... và có cả những thay đổi thể chất mà bạn không dự liệu trước được.

Bác sĩ sản phụ khoa Michele M. Hakakha cho biết: “Có rất nhiều biến đổi xảy ra trên cơ thể phụ nữ khi mang thai, điều này có thể gây sốc với họ như: lông mọc nhiều trên bụng, ợ hơi, xì hơi, táo bón, tăng tiết dịch âm đạo, bệnh trĩ và một vài thay đổi khác... Không nhiều phụ nữ biết điều này, vì vậy, họ cảm thấy lúng túng, xấu hổ”.

Dưới đây là một vài thay đổi của cơ thể khi mang thai khiến các bà bầu ái ngại:

Mụn

Nổi mụn được coi là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, vì sự gia tăng các hormone trong cơ thể. 

Mang thai

Hầu hết các tinh chất trị mụn trứng cá đều an toàn cho da vì chúng không tồn tại trên da trong thời gian dài. Nhưng hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm trị mụn nào.

Sử dụng thuốc trị mụn một cách hạn chế, chỉ bôi lên khu vực bị ảnh hưởng. Sản phẩm trị mụn có chứa axit salicylic, benzoyl peroxide, và axit azelaic là an toàn để sử dụng với số lượng nhỏ.

Mất kiểm soát

Có thể bạn đã nghe những câu chuyện về phụ nữ mang thai hắt hơi và vô tình són tiểu trong khi đứng bên cạnh bạn bè hoặc đồng nghiệp. Hầu hết phụ nữ mang thai đều chịu sự căng thẳng, mất kiểm soát và vô tình họ bị són tiểu vì ho, hắt xì hơi hoặc cười. Chỉ một vài giọt, nhưng nó làm họ cảm thấy lúng túng, xấu hổ. 

Mang thai

Nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ dùng băng vệ sinh để đối phó với vấn đề són tiểu trong những tháng cuối của thai kỳ, khi căng thẳng và mất kiểm soát có nhiều khả năng xảy ra. Thường xuyên vào nhà vệ sinh cũng là một cách hay.

"Khi em bé lớn lên tử cung của người mẹ cũng to ra, vị trí bé nằm trên ngay bàng quang vì thế gây ra hiện tượng này. Cố gắng tạo thói quen đi tiểu 2 giờ mỗi lần ngay cả khi bạn không có nhu cầu, sẽ hạn chế khả năng són tiểu", Hakakha lý giải.

Lông mọc nhiều

Trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng hormone khiến cho lông mọc ở những vùng không mong muốn. "Hầu hết phụ nữ mang thai đều ngây ngất khi biết rằng họ sẽ có một bờm tóc xinh đẹp ngay sau gáy. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu nói chuyện về  lông trên ngực, bụng, và khuôn mặt, sự phấn khích ban đầu của họ sớm biến thành nỗi sợ hãi, kinh dị", Hakakha cho biết.

Waxing là phương pháp an toàn nhất để bạn loại bỏ lông ở vùng không mong muốn.

Tuy nhiên, tại mọi thời điểm trong quá trình mang thai, bất kỳ phương pháp thẩm mỹ tác động bên ngoài da đều phải có chỉ định y khoa, bác sĩ da liễu và bác sĩ phẫu thuật. Trong thời gian mang thai, điều trị da bằng laser có thể ảnh hưởng đến sắc tố da và có thể gây ra sẹo.

Ợ hơi, xì hơi

Hầu như tất cả phụ nữ mang thai đều bị chứng ợ hơi, xì hơi. Nguyên nhân là do mang thai khiến tăng nội tiết tố trong cơ thể và có thể làm chậm đường tiêu hóa của bạn.

Bạn không thể ngăn chặn điều này vì bạn không thể kiểm soát cơ thể của mình trong thời gian mang thai.

Mang bầu

Michelle Smith tác giả cuốn sách: Taboo Secrets of Pregnancy nói: “Khi bạn không có thai, xì hơi hay ợ hơi điều là hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Nhưng khi bạn đang mang thai, bạn sẽ nghĩ rằng: Ôi chúa ơi, có phải tôi lại vừa xì hơi nữa không, thật xấu hổ, làm thế nào tôi có thể nhìn mọi người đây? Mặc dù không thể giải quyết vấn đề, nhưng bạn có thế hạn chế ợ hơi hay xì hơi bằng cách thường xuyên tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày. Tập thể dục giúp tăng hoạt động của đường ruột, cho phép thức ăn chuyển hoá nhanh hơn và có ít thời gian để lên men, hay tạo khí. Một vài loại thức ăn có thể sản sinh khí mà bạn cần tránh như: Nước uống có ga, các loại đậu, bông cải xanh, súp lơ, và trái cây khô".

Giáo sư Sonja Kinney cho biết: “Sản phẩm từ sữa cũng là nguyên nhân làm xấu đường ruột trong khi mang thai, dẫn đến đầy hơi. Nhiều phụ nữ bắt đầu uống sữa mỗi ngày trong thời gian mang thai vì nghĩ rằng điều này tốt, nhưng họ không biết rằng sữa tốt cho bé chứ không phải cho người lớn. Hãy thử sữa lactose-free hoặc các loại thực phẩm giàu canxi khác nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose”.

Mùi

Một số phụ nữ bị nặng mùi trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân dẫn đến những mùi khó chịu thường bắt nguồn từ mùi của thực phẩm bạn ăn uống hằng ngày, chẳng hạn như: thịt gia cầm hoặc hải sản.

Đôi khi bạn có thể ngửi thấy mùi của mình qua đường âm đạo, đặc biệt là thời điểm cuối của thai kỳ. Điều này là do sự tăng tiết dịch âm đạo trong thai kỳ. Một số người lo lắng về mùi cơ thể và mang theo khăn ướt bất cứ nơi nào họ đến. Nhưng cũng không giải quyết được gì.

Mùi của bạn không nặng hơn, nhưng khứu giác của bạn đã quá nhạy cảm. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn phát hiện âm đạo có mùi hôi vì có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men. Nhiễm trùng nấm trong khi mang thai có thể được chữa khỏi bởi một loại thuốc chống nấm đặc trị. 

Mang thai

Bệnh trĩ

Khi bạn hỏi bất kỳ bà mẹ tương lai nào về bệnh trĩ, họ sẽ cảm thấy không thoải mái để chia sẻ vì đó là điều tế nhị và họ thường ngại nói về chúng. Bệnh trĩ thường xảy ra đối với hầu hết các bà bầu. Trĩ thường đi kèm với táo bón và gây ra những căng thẳng nhất định cho các bà mẹ tương lai. 

Giảm nguy cơ phát triển bệnh trĩ bằng cách tránh táo bón. Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ hay sử dụng thuốc làm mềm phân.

Các vấn đề chăn gối

Tăng cân và thay đổi thể chất trong cơ thể có thể làm cho bạn cảm thấy mình kém hấp dẫn với chồng trong chuyện chăn gối. Đừng để điều đó ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và gây ra các trở ngại không đáng có. 

Việc có thai sẽ thay đổi. Âm hộ có thể trông như bị sưng. Nếu bạn gặp rắc rối về quan hệ tình dục hãy cùng chồng đến gặp bác sĩ sản phụ khoa. Thảo luận các vấn đề thầm kín với bác sĩ sẽ giúp bạn gỡ rối chuyện này.
Chia sẻ