7 mối nguy ẩn nấp trong nhà nhưng thường bị bà bầu bỏ qua

Trung Đức,
Chia sẻ

Nhà tưởng chừng là nơi an toàn nhất nhưng thực ra nó lại có khá nhiều mối nguy hiểm mà ta không lường trước được. Dưới đây là những mối nguy hiểm nhưng phụ nữ mang thai thường dễ bỏ qua.

1. Sơn tường
 
 
Đa phần sơn tường đều được sản xuất với hàm lượng VOCs nhỏ (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Dù chỉ với hàm lượng nhỏ VOCs cũng có thể là mối nguy hiểm gây ung thư, kích thích lên hệ thống hô hấp, ảnh hưởng tới mắt và đôi khi còn gây nên các cơn buồn nôn và đau đầu. 

Khi hệ thống miễn dịch của trẻ cực kì nhạy cảm trong thời gian đầu mới sinh. Đối với những trẻ nhỏ mới sinh, các hóa chất này có ảnh hưởng gấp 10 lần so với những người trưởng thành.

Vì thế, nếu bạn đang mang thai thì nếu có kế hoạch sửa nhà thì nên sơn sửa lại trước khi sinh. Bạn cũng có thể lựa chọn một phòng riêng cho trẻ với loại sơn không chứa chất độc hại. Luôn giữ cho ngôi nhà ở trong điều kiện thoáng khí để trẻ không phải liên tục hít thở trong môi trường khói bụi, độc hại.

2. Ngăn kéo đồ trang điểm
 
 
Hãy thận trọng với mùi thơm của các sản phẩm chăm sóc da. Các loại mỹ phẩm có mùi hương thường chứa phthalates độc hại. Một vài nhãn hiệu sơn móng tay còn chứa các chất hóa học như DPB, formaldehyde hay toluene có khả năng liên quan tới các vấn đề về sự phát triển của bào thai. Trẻ có nguy cơ nhiễm độc từ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da này.

Tốt nhất các mẹ  hãy chắc chắn kiểm tra nhãn hiệu để đảm bảo sản phẩm không có DBP, formaldehyde và toluene nếu phải dùng.

3. Các sản phẩm vệ sinh

Những nguy hiểm ẩn nấp trong nhà có hại cho sức khỏe của phụ nữ mang thai

Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy những người sắp làm mẹ thường làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như chất tẩy trắng, chất làm thơm phòng và các chất tẩy rửa khác thì khi trẻ chào đời, trẻ sẽ có nguy mắc bệnh hen suyễn lên tới 41%.  

Lời khuyên cho mẹ bầu là nên tránh xa các sản phẩm vệ sinh. Các sản phẩm có chứa các thành phần cần tránh xa bao gồm :Sodium hydroxide, hydrochloric acid, butyl cellusolve, formaldhyde, bleach, ammonia, sulffamic acid, petroleum distillates, sulfuric acid, lye và mopholine. 

4. Chất lượng không khí

Cho dù tin hay không thì không khí mà chúng ta đang hít thở trong nhà hàng ngày thực sự ô nhiễm hơn gấp ba lần không khí mà chúng ta hít thở ở bên ngoài. Theo như Trung tâm bảo vệ môi trường, điều này không còn là một bí mật - không khí trong nhà được coi là một  trong năm mối nguy hại tới sức khỏe con người. Đó là do có nhiều bụi bẩn mắc kẹt trong những tấm thảm và những chiếc giường, và những độc tố trong lớp sơn tường hay trong những sản phẩm tẩy rửa trong kệ đồ. Phụ nữ cũng có thói quen tiêu tốn quá nhiều vào những chất làm thơm phòng để khiến không khí trong phòng trong lành và sạch sẽ hơn, nhưng thực sự cuối cùng nó lại không tốt cho sức khỏe. Chúng đã nạp vào không khí những tinh thể hóa học mà chúng ta không nên hít vào.

Chìa khóa chính là giữ cho không khí được luân chuyển trong nhà. Vì thế khi thời tiết đẹp, hãy mở càng nhiều cửa sổ càng tốt hay có thể mở máy lọc không khí. Nếu treo rèm thì hãy chắc chắn rằng thường xuyên làm sạch chúng và cũng tương tự  với những chiếc thảm trải sàn.

5. Ẩm mốc
 
 
Cho dù trong nhà tắm hay trong tầng hầm của nhà các mẹ, hay bất kì phần nào trong nhà các mẹ có xuất hiện mốc meo thì cũng không bao giờ là một dấu hiệu tốt và việc hít thở có thể dẫn đến một vài dấu hiệu không được vui cho lắm như sổ mũi, hắt hơi, cảm lạnh và nháy mắt. Trong vài trường hợp, mốc meo còn có thể gây nên những phản ứng nghiêm trọng hơn như mẩn da và cả hen suyễn nữa.
  
Điều mẹ bầu cần làm là loại bỏ hơi nước ở các nơi dễ bị ẩm thấp như trong phòng tắm và tầng hầm bằng việc giữ các nơi này sạch sẽ và khô ráo cùng với việc lắp đặt máy hút ẩm hay ô thoáng ở đây. Và cũng hãy kiểm tra lỗ rò dưới bồn rửa, trên trần nhà hay ống dẫn khí - chỉ một phần nhỏ nhất gây rỉ nước cũng sẽ gây mốc cho căn nhà ở những nơi không ngờ tới nhất.

6. Những chiếc thảm

 
Mặc dù các mẹ không nghĩ tới điều này nhưng mà thảm thường chứa rất nhiều chất hóa học - chúng có trong các sợi tổng hợp, keo dính và trong cả phương pháp xử lí vết bẩn. Sự thực là những chiếc thảm mới mang mùi thơm ưa thích thật ra lại là mùi khí hóa học 4-PC. Mặc dù mùi hương có phai dần thì ảnh hưởng của các hóa chất vẫn còn tồn tại một thời gian dài, kéo dài nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm sau khi trải thảm. Và bên cạnh việc bốc mùi hóa chất, thảm còn là thiên đường của bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ, những thứ sẽ khiến các mẹ đối diện với căn bệnh dị ứng.

Việc làm sạch và sử dụng máy hút bụi hiệu năng cao sẽ làm giảm nguy cơ của bụi bẩn và các phần tử khác có xu hướng bị giữ lại ở thảm. Và nếu các mẹ vừa nghĩ về việc thay thảm mới thì hãy chắc rằng sẽ phơi nó trước và tấm thảm đó chứa keo không độc. Tất nhiên, nếu có lựa chọn thì tốt nhất là lắp sàn gỗ khi bạn đang mang thai.

7. Phòng của trẻ
 
 
Những chất độc VOCs không những có thể được phát hiện trong các thùng sơn mà còn có thể xuất hiện ở các điểm không ngờ tới trong nhà, bao gồm đồ nội thất, các tấm nệm và khăn trải giường. Điều đó là lí do cực kì quan trọng khi thiết kế phòng cho trẻ, các mẹ sẽ cần để ý nhiều hơn tới mọi chi tiết.

Bên cạnh việc chọn sơn không độc và phơi thảm trước tiên, việc đầu tiên cần làm là lựa chọn đúng loại nệm. Mẹ bầu nên tránh loại nệm chứa vinyl, PVC, và bọt polyurethane ( chất để duy trì sự cháy). Nhưng nếu các mẹ không thể thay đổi bằng một cái nệm hữu cơ thì hãy để nệm “ bay mùi” (hay phơi dưới nắng mặt trời) trong vài tuần trước khi cho trẻ sử dụng nó khi ngủ.

 
    (Nguồn: The Bump)
Chia sẻ