7 lỗi cha mẹ dễ mắc phải khi dạy con
Trong quá trình nuôi dạy con, chúng ta bỏ qua rất nhiều tiểu tiết quan trọng mà không hề hay biết. Dưới đây là 7 lỗi dễ bị cha mẹ mắc phải nhất.
1. Chăm sóc quá mức
Trẻ con bây giờ từ lúc mới sinh đã được chăm sóc đến từng li từng tí, kết quả là trẻ mất đi cơ hội học hỏi thế giới xung quanh và những kỹ năng cần thiết. Có trẻ được bón cho ăn đến tận 4-5 tuổi, thậm chí lớn hơn, bàn tay nhỏ nhắn không được rèn luyện kỹ năng cầm muỗng, đũa gây ra các vấn đề về phát triển cơ tay, đến khi trẻ tập viết chữ cũng có thể gặp khó khăn.
Ngoài ra, do sợ con bị nghẹn nên bố mẹ cứ đinh ninh cho con ăn thức ăn mềm nhuyễn là tốt nhất, điều này khiến trẻ không thể phát triển khả năng nhai nuốt, thậm chí không thể phát âm chuẩn.
Sợ con lạnh, sợ con nóng, sợ con bị thương, sợ con bị người ngoài bắt nạt v.v… Mọi thứ bạn đều lo sợ và ra sức bảo vệ cho con tuyệt đối, điều này sẽ gây tác dụng ngược, khiến con bạn không được rèn luyện khả năng thích nghi và tự sinh tồn.
2. Thuyết giáo con quá nhiều, làm gương quá ít
Rất nhiều bố mẹ yêu cầu con đọc sách trong khi mình ngồi xem tivi, dạy con phải lễ phép trong khi suốt ngày mắng chửi con bằng lời lẽ khó nghe. Khi bố mẹ không thống nhất giữa lời nói và hành động sẽ mất đi sự tôn trọng của con cái, thậm chí gây phản cảm. Nếu muốn con ham đọc, hãy dành thời gian cùng đọc sách với con; nếu muốn con lễ phép, hãy thể hiện bạn là một ông bố, bà mẹ tôn trọng con cái.
3. Chỉ quan tâm việc học, quên đi những năng lực sống khác
Điều đáng buồn của bậc phụ huynh bây giờ là đầu tư hoàn toàn vào thành tích học của con. Tuy nhiên, đừng quên rằng trường học chỉ có thể cấp bằng tốt nghiệp, nhưng không thể cấp bằng “bảo đảm được sự nghiệp”! Cầm được tấm bằng xuất sắc không phải đã kết thúc cuộc cạnh tranh, khi con bạn rời khỏi nhà trường mới là bắt đầu cho cuộc cạnh tranh thật sự. Vì vậy, đừng đầu tư “một chiều” ở điểm số, thành tích, bằng cấp. Bạn cần bỏ tâm tư, công sức để giúp con nuôi dưỡng những đức tính cần thiết khác như sự lạc quan, lòng bao dung, trách nhiệm và cả sức khỏe nữa.
4. Dùng tiền để thỏa mãn con cái
Xã hội hiện đại đã bước vào thời kỳ một xã hội tiêu dùng, chỉ cần bỏ tiền ra là mua được thứ mình cần. Tuy nhiên, có lúc những thứ bạn mua cho con càng nhiều nhưng lại không thể làm tăng niềm vui cho con. Đừng để trẻ quen với kiểu thưởng phạt bởi từ “mua”, kiểu như: “Nếu con làm được A thì mẹ sẽ mua cho con B” hoặc “Nếu con không ngoan thì ba sẽ không mua đồ chơi cho con” v.v… Lúc này sự khích lệ đã trở thành cuộc đổi chác không hơn không kém, con bạn sẽ không thể học hỏi được gì và không thể trưởng thành một cách đúng hướng.
5. Sợ con thua trên đường đua
Vì không muốn con thua trên cuộc đua với những đứa trẻ khác, bạn sẵn sàng ép con bỏ cả những niềm vui mà đáng lẽ tuổi thơ đáng được tận hưởng. Đây là một sai lầm rất lớn. Sự trưởng thành của trẻ cũng giống như bốn mùa trong tự nhiên. Khi cơ thể và trí não trẻ chưa phát triển đến mức có thể tiếp thu tri thức nào đó thì dù bạn ép con cố học trước tuổi cũng không có hiệu quả, thậm chí hành vi này còn làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ.
7. Ngôn ngữ tiêu cực quá nhiều
“Con không được…”, “Con không thể…”, “Tại sao con không nghe lời…” những câu từ mang tính cưỡng chế và tiêu cực này dễ kích thích cơ chế tự vệ của trẻ. Mỗi lần bạn nhìn con sửa chữa khuyết điểm nào đó, não trẻ sẽ dần dần hình thành một loại phản ứng: vừa nhìn thấy bạn trẻ đã căng thẳng, sợ hãi, sinh ra ý thù địch. Hãy nhớ, những lời tiêu cực của người lớn sẽ làm ức chế tài năng bẩm sinh ở trẻ. Vì vậy, đừng cho mình lạm dụng quyền cha mẹ mà tùy tiện phát ngôn làm tổn thương con cái.
Trẻ con bây giờ từ lúc mới sinh đã được chăm sóc đến từng li từng tí, kết quả là trẻ mất đi cơ hội học hỏi thế giới xung quanh và những kỹ năng cần thiết. Có trẻ được bón cho ăn đến tận 4-5 tuổi, thậm chí lớn hơn, bàn tay nhỏ nhắn không được rèn luyện kỹ năng cầm muỗng, đũa gây ra các vấn đề về phát triển cơ tay, đến khi trẻ tập viết chữ cũng có thể gặp khó khăn.
Ngoài ra, do sợ con bị nghẹn nên bố mẹ cứ đinh ninh cho con ăn thức ăn mềm nhuyễn là tốt nhất, điều này khiến trẻ không thể phát triển khả năng nhai nuốt, thậm chí không thể phát âm chuẩn.
Sợ con lạnh, sợ con nóng, sợ con bị thương, sợ con bị người ngoài bắt nạt v.v… Mọi thứ bạn đều lo sợ và ra sức bảo vệ cho con tuyệt đối, điều này sẽ gây tác dụng ngược, khiến con bạn không được rèn luyện khả năng thích nghi và tự sinh tồn.
2. Thuyết giáo con quá nhiều, làm gương quá ít
Rất nhiều bố mẹ yêu cầu con đọc sách trong khi mình ngồi xem tivi, dạy con phải lễ phép trong khi suốt ngày mắng chửi con bằng lời lẽ khó nghe. Khi bố mẹ không thống nhất giữa lời nói và hành động sẽ mất đi sự tôn trọng của con cái, thậm chí gây phản cảm. Nếu muốn con ham đọc, hãy dành thời gian cùng đọc sách với con; nếu muốn con lễ phép, hãy thể hiện bạn là một ông bố, bà mẹ tôn trọng con cái.
3. Chỉ quan tâm việc học, quên đi những năng lực sống khác
Điều đáng buồn của bậc phụ huynh bây giờ là đầu tư hoàn toàn vào thành tích học của con. Tuy nhiên, đừng quên rằng trường học chỉ có thể cấp bằng tốt nghiệp, nhưng không thể cấp bằng “bảo đảm được sự nghiệp”! Cầm được tấm bằng xuất sắc không phải đã kết thúc cuộc cạnh tranh, khi con bạn rời khỏi nhà trường mới là bắt đầu cho cuộc cạnh tranh thật sự. Vì vậy, đừng đầu tư “một chiều” ở điểm số, thành tích, bằng cấp. Bạn cần bỏ tâm tư, công sức để giúp con nuôi dưỡng những đức tính cần thiết khác như sự lạc quan, lòng bao dung, trách nhiệm và cả sức khỏe nữa.
4. Dùng tiền để thỏa mãn con cái
Xã hội hiện đại đã bước vào thời kỳ một xã hội tiêu dùng, chỉ cần bỏ tiền ra là mua được thứ mình cần. Tuy nhiên, có lúc những thứ bạn mua cho con càng nhiều nhưng lại không thể làm tăng niềm vui cho con. Đừng để trẻ quen với kiểu thưởng phạt bởi từ “mua”, kiểu như: “Nếu con làm được A thì mẹ sẽ mua cho con B” hoặc “Nếu con không ngoan thì ba sẽ không mua đồ chơi cho con” v.v… Lúc này sự khích lệ đã trở thành cuộc đổi chác không hơn không kém, con bạn sẽ không thể học hỏi được gì và không thể trưởng thành một cách đúng hướng.
5. Sợ con thua trên đường đua
Vì không muốn con thua trên cuộc đua với những đứa trẻ khác, bạn sẵn sàng ép con bỏ cả những niềm vui mà đáng lẽ tuổi thơ đáng được tận hưởng. Đây là một sai lầm rất lớn. Sự trưởng thành của trẻ cũng giống như bốn mùa trong tự nhiên. Khi cơ thể và trí não trẻ chưa phát triển đến mức có thể tiếp thu tri thức nào đó thì dù bạn ép con cố học trước tuổi cũng không có hiệu quả, thậm chí hành vi này còn làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ.
7. Ngôn ngữ tiêu cực quá nhiều
“Con không được…”, “Con không thể…”, “Tại sao con không nghe lời…” những câu từ mang tính cưỡng chế và tiêu cực này dễ kích thích cơ chế tự vệ của trẻ. Mỗi lần bạn nhìn con sửa chữa khuyết điểm nào đó, não trẻ sẽ dần dần hình thành một loại phản ứng: vừa nhìn thấy bạn trẻ đã căng thẳng, sợ hãi, sinh ra ý thù địch. Hãy nhớ, những lời tiêu cực của người lớn sẽ làm ức chế tài năng bẩm sinh ở trẻ. Vì vậy, đừng cho mình lạm dụng quyền cha mẹ mà tùy tiện phát ngôn làm tổn thương con cái.