5 sai lầm trầm trọng của cha mẹ về việc cho con ăn
Bổ sung vitamin khi bé lười ăn rau, cho trẻ béo phì uống sữa ít béo... là một trong những sai lầm của cha me khi cho con ăn.
1. Các loại thực phẩm có đường làm cho con trở nên hiếu động hơn
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng không có mối quan hệ giữa đường và sự hiếu động thái quá ở trẻ em. Các chuyên gia về sức khỏe trẻ em tin rằng trẻ em có thể hành xử một cách mất kiểm soát được không phải vì chúng đã ăn thức ăn nhiều đường mà có thể do các nguyên nhân khác như thiếu ngủ, chế độ ăn uống thiếu sắt hoặc là hậu quả của tình trạng ít vận động thể chất trước đó.
Cha mẹ có thể bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho con thông qua đồ ăn nhẹ lành mạnh như bánh quy, bánh mì...
2. Trẻ nhỏ thường ăn uống "khó chiều" hơn những trẻ đã lớn
Đây là một quan niệm sai lầm bởi vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc khuyến khích trẻ nhỏ thử những thức ăn mới dễ hơn nhiều lần so với những đứa trẻ lớn hơn. Nhìn chung, hầu hết trẻ em đều có "quyết định" thích thực phẩm hoặc món ăn hay không thông qua việc ăn chúng nhiều lần.
Do vậy, các mẹ đừng mất niềm tin khi thấy con không thích ăn món ăn nào đó trong lần đầu tiên. Hãy kiên nhẫn cho con thử lại món đó một vài lần nữa.
3. Bổ sung vitamin tổng hợp nếu con lười ăn rau
Quan niệm này của các mẹ không hoàn toàn đúng. Theo Jo Ann Hattner (chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại Palo Alto, California) thì ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích con ăn vì rau chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà không loại vitamin tổng hợp nào có thể thay thế.
Nếu con ăn quá ít rau, mẹ có thể cho con ăn thêm hoa quả. Hoa quả có thể sánh ngang với rau xanh về hàm lượng vitamin và chất xơ. Các mẹ có thể cho bé ăn quả mơ hoặc dưa hấu nếu con không ăn được carrot vì những thực phẩm này đều giàu vitamin A và caroten, cho bé ăn dâu tây hay cam để đáp ứng lượng axit folic, cam cho bé lười ăn rau bina. Để cung cấp vitamin kali, mẹ có thể cho bé ăn chuối...
4. Chuyển sang sữa ít béo nếu bé thừa cân
Nếu con bạn chưa được 2 tuổi thì cho dù bé có quá thừa cân đi chăng nữa thì bạn cũng không được chuyển sang cho con uống sữa ít chất béo bởi vì loại sữa có hàm lượng chất béo thấp chỉ dành cho những trẻ 2 tuổi trở lên. Khi dưới 2 tuổi, cơ thể trẻ đặc biệt cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển. Đặc biệt hơn đối với những bé có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các vấn đề về cholesterol thì các mẹ càng cần chú ý.
Nếu có ý định đổi sữa cho con, hãy tham khảo tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
5. Cho con dùng nhiều thực phẩm chức năng
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng lượng dinh dưỡng trong thực phẩm con ăn hàng ngày là chưa đủ nên thường mua một số thuốc bổ và thực phẩm chức năng như sâm, nước yến, sữa ong chúa... để tẩm bổ cho con. Tuy nhiên thực tế thì giá trị dinh dưỡng của một số thuốc bổ không cao, một số loại thuốc bổ còn có chất kích thích.
Đặc biệt, có những phụ huynh còn tự làm bác sĩ cho con. Vì cho rằng con thiếu chất này, chất kia nên đã tự ý bổ sung cho con, ví dụ như uống thêm canxi, dầu cá... Điều này vô tình lại có hại cho trẻ vì nó khiến trẻ hoặc hấp thu quá nhiều loại dinh dưỡng nào đó, hoặc làm mất cân bằng tỷ lệ giữa các loại dinh dưỡng vào cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng không có mối quan hệ giữa đường và sự hiếu động thái quá ở trẻ em. Các chuyên gia về sức khỏe trẻ em tin rằng trẻ em có thể hành xử một cách mất kiểm soát được không phải vì chúng đã ăn thức ăn nhiều đường mà có thể do các nguyên nhân khác như thiếu ngủ, chế độ ăn uống thiếu sắt hoặc là hậu quả của tình trạng ít vận động thể chất trước đó.
Cha mẹ có thể bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho con thông qua đồ ăn nhẹ lành mạnh như bánh quy, bánh mì...
2. Trẻ nhỏ thường ăn uống "khó chiều" hơn những trẻ đã lớn
Đây là một quan niệm sai lầm bởi vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc khuyến khích trẻ nhỏ thử những thức ăn mới dễ hơn nhiều lần so với những đứa trẻ lớn hơn. Nhìn chung, hầu hết trẻ em đều có "quyết định" thích thực phẩm hoặc món ăn hay không thông qua việc ăn chúng nhiều lần.
Do vậy, các mẹ đừng mất niềm tin khi thấy con không thích ăn món ăn nào đó trong lần đầu tiên. Hãy kiên nhẫn cho con thử lại món đó một vài lần nữa.
3. Bổ sung vitamin tổng hợp nếu con lười ăn rau
Quan niệm này của các mẹ không hoàn toàn đúng. Theo Jo Ann Hattner (chuyên gia dinh dưỡng trẻ em tại Palo Alto, California) thì ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích con ăn vì rau chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà không loại vitamin tổng hợp nào có thể thay thế.
Nếu con ăn quá ít rau, mẹ có thể cho con ăn thêm hoa quả. Hoa quả có thể sánh ngang với rau xanh về hàm lượng vitamin và chất xơ. Các mẹ có thể cho bé ăn quả mơ hoặc dưa hấu nếu con không ăn được carrot vì những thực phẩm này đều giàu vitamin A và caroten, cho bé ăn dâu tây hay cam để đáp ứng lượng axit folic, cam cho bé lười ăn rau bina. Để cung cấp vitamin kali, mẹ có thể cho bé ăn chuối...
4. Chuyển sang sữa ít béo nếu bé thừa cân
Nếu con bạn chưa được 2 tuổi thì cho dù bé có quá thừa cân đi chăng nữa thì bạn cũng không được chuyển sang cho con uống sữa ít chất béo bởi vì loại sữa có hàm lượng chất béo thấp chỉ dành cho những trẻ 2 tuổi trở lên. Khi dưới 2 tuổi, cơ thể trẻ đặc biệt cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển. Đặc biệt hơn đối với những bé có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các vấn đề về cholesterol thì các mẹ càng cần chú ý.
Nếu có ý định đổi sữa cho con, hãy tham khảo tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
5. Cho con dùng nhiều thực phẩm chức năng
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng lượng dinh dưỡng trong thực phẩm con ăn hàng ngày là chưa đủ nên thường mua một số thuốc bổ và thực phẩm chức năng như sâm, nước yến, sữa ong chúa... để tẩm bổ cho con. Tuy nhiên thực tế thì giá trị dinh dưỡng của một số thuốc bổ không cao, một số loại thuốc bổ còn có chất kích thích.
Đặc biệt, có những phụ huynh còn tự làm bác sĩ cho con. Vì cho rằng con thiếu chất này, chất kia nên đã tự ý bổ sung cho con, ví dụ như uống thêm canxi, dầu cá... Điều này vô tình lại có hại cho trẻ vì nó khiến trẻ hoặc hấp thu quá nhiều loại dinh dưỡng nào đó, hoặc làm mất cân bằng tỷ lệ giữa các loại dinh dưỡng vào cơ thể.