12 sự thật thú vị và kì lạ về son môi
Những sự thật về son môi dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Bạn có biết rằng đã có thời phụ nữ đã phải đấu tranh để được tô son hay bạn có biết rằng hầu hết các loại son môi đều có vảy cá là thành phần tạo nên....chắc chắn bạn sẽ còn phải bất ngờ với những sự thật rất thú vị và kỳ lạ xung quanh thỏi son môi. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Chi tiêu lớn
Thực tế cho thấy hầu hết phụ nữ chi khoảng 15.000$ vào việc mua sắm các món đồ trang điểm trong đó có 1.780$ vào việc đầu tư cho những thỏi son.
2. Son lâu trôi
Kỹ sư sinh hóa Hazel Bishop đã phát minh ra son lâu trôi trong khi làm việc trong phòng thí nghiệm của một bác sĩ da liễu sau Thế chiến II.
3. Thỏi son đắt nhất
Một trong những son môi đắt tiền nhất trên thế giới là thỏi son kim cương của Guerlain có tên gọi Kiss Kiss, được làm từ 110g vàng 18 carat và trang trí bằng 199 viên kim cương 2,2 carat. Thỏi son này có giá là 1,3 tỷ đồng (62.000 USD).
4. "Giải phóng" son môi
Elizabeth Cady Stanton, Charlotte Perkins Gilman, và những người khác theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền đã tô son như một biểu tượng giải phóng khi họ tham gia vào cuộc biểu tình "phụ nữ đòi quyền bầu cử" (đầu thế kỷ 20 ở Anh) năm 1912.
5. Son môi là một biểu tượng
Cả đàn ông và phụ nữ ở Ai Cập cổ đại đều sự dụng son như một biểu tượng của họ. Họ sử dụng những cái que gỗ ướt để đánh son, và màu sắc được ưa chuộng là màu đỏ tươi, màu xanh đen và màu cam.
6. Son môi được sử dụng như một lời mời gọi
Trong Hy Lạp cổ đại, gái mại dâm dùng son môi để phân biệt họ với những người đàn bà quyền quý Trong thực tế, có một luật lệ đó là gái mại dâm không được đi ra ngoài nếu không tô son để tránh việc đánh lừa đàn ông rằng họ là những người đàn bà quyền quý.
7. Khi ở Rome
Nếu bạn là một người phụ nữ giàu có ở thời La Mã cổ đại, bạn sẽ có một đội ngũ tạo mẫu tóc và trang điểm chuyên nghiệp được gọi là "cosmatae" để tô son môi của bạn mỗi ngày. Nhưng thật không may là những thỏi son thời ấy có chứa các chất độc hại như chì trắng, tảo thạch y gây hại cho sức khỏe.
8. Biểu ngữ Elizabeth Taylor
Elizabeth Taylor - người phụ nữ nổi tiếng với câu nói "Pour yourself a drink, put on some lipstick, and pull yourself together" như một biểu ngữ nổi tiếng về việc "hãy cứ là chính mình với màu son của bạn" lại cáu kỉnh, khó chịu đến mức kỳ quặc khi nói đến son đỏ, trong một số bộ phim, khi đang dàn dựng, bà cấm những diễn viên khác thoa màu son đỏ như bà, cứ như màu son đỏ là một dấu hiệu riêng của nữ diễn viên này vậy.
9. Khuyến khích tinh thần
Trong khi tất cả các mỹ phẩm khác bị hạn chế ở Anh trong Thế chiến II, nhưng son môi vẫn được sản xuất vì Winston Churchill cảm thấy nó giúp thúc đẩy tinh thần.
10. Thành phần "lâu đời"
Ngoài các thành phần độc hại mà chúng ta đã biết có trong son môi thì ít ai biết rằng có một thành phần khác đã tồn tại trong son môi cho tới bây giờ đó là thành phần vảy cá, ngày nay thành phần này vẫn được sử dụng để tạo độ bóng cho son.
11. Chỉ số "ánh nhìn" cho từng màu son
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Manchester, người đàn ông nhìn vào phụ nữ đánh son lâu hơn phụ nữ không đánh son. Họ bị mê hoặc bởi son môi màu đỏ và nhìn chằm chằm vào nó trung bình 7,3 giây; đối với son môi màu hồng là h 6,7 giây, và đối với những phụ nữ không đánh son, để môi trần thì chỉ số này là 2,2 giây.
12. Sức mạnh kỳ diệu
Chúng ta đều biết rằng việc đánh son có thể mang lại sự tự tin cũng như giúp chuyển đổi tâm trạng. Nhưng ở Anh, những năm 1500, người ta tin rằng son môi lại có một sức mạnh kỳ diệu. Nữ hoàng Elizabeth đã có một niềm tin rất lớn về sức mạnh "chữa lành" của thỏi son môi và người ra đã tìm thấy hẳn nửa inch son trên đôi môi của bà khi bà chết.
1. Chi tiêu lớn
Thực tế cho thấy hầu hết phụ nữ chi khoảng 15.000$ vào việc mua sắm các món đồ trang điểm trong đó có 1.780$ vào việc đầu tư cho những thỏi son.
2. Son lâu trôi
Kỹ sư sinh hóa Hazel Bishop đã phát minh ra son lâu trôi trong khi làm việc trong phòng thí nghiệm của một bác sĩ da liễu sau Thế chiến II.
3. Thỏi son đắt nhất
Một trong những son môi đắt tiền nhất trên thế giới là thỏi son kim cương của Guerlain có tên gọi Kiss Kiss, được làm từ 110g vàng 18 carat và trang trí bằng 199 viên kim cương 2,2 carat. Thỏi son này có giá là 1,3 tỷ đồng (62.000 USD).
Elizabeth Cady Stanton, Charlotte Perkins Gilman, và những người khác theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền đã tô son như một biểu tượng giải phóng khi họ tham gia vào cuộc biểu tình "phụ nữ đòi quyền bầu cử" (đầu thế kỷ 20 ở Anh) năm 1912.
5. Son môi là một biểu tượng
Cả đàn ông và phụ nữ ở Ai Cập cổ đại đều sự dụng son như một biểu tượng của họ. Họ sử dụng những cái que gỗ ướt để đánh son, và màu sắc được ưa chuộng là màu đỏ tươi, màu xanh đen và màu cam.
6. Son môi được sử dụng như một lời mời gọi
Trong Hy Lạp cổ đại, gái mại dâm dùng son môi để phân biệt họ với những người đàn bà quyền quý Trong thực tế, có một luật lệ đó là gái mại dâm không được đi ra ngoài nếu không tô son để tránh việc đánh lừa đàn ông rằng họ là những người đàn bà quyền quý.
7. Khi ở Rome
Nếu bạn là một người phụ nữ giàu có ở thời La Mã cổ đại, bạn sẽ có một đội ngũ tạo mẫu tóc và trang điểm chuyên nghiệp được gọi là "cosmatae" để tô son môi của bạn mỗi ngày. Nhưng thật không may là những thỏi son thời ấy có chứa các chất độc hại như chì trắng, tảo thạch y gây hại cho sức khỏe.
8. Biểu ngữ Elizabeth Taylor
Elizabeth Taylor - người phụ nữ nổi tiếng với câu nói "Pour yourself a drink, put on some lipstick, and pull yourself together" như một biểu ngữ nổi tiếng về việc "hãy cứ là chính mình với màu son của bạn" lại cáu kỉnh, khó chịu đến mức kỳ quặc khi nói đến son đỏ, trong một số bộ phim, khi đang dàn dựng, bà cấm những diễn viên khác thoa màu son đỏ như bà, cứ như màu son đỏ là một dấu hiệu riêng của nữ diễn viên này vậy.
9. Khuyến khích tinh thần
Trong khi tất cả các mỹ phẩm khác bị hạn chế ở Anh trong Thế chiến II, nhưng son môi vẫn được sản xuất vì Winston Churchill cảm thấy nó giúp thúc đẩy tinh thần.
10. Thành phần "lâu đời"
Ngoài các thành phần độc hại mà chúng ta đã biết có trong son môi thì ít ai biết rằng có một thành phần khác đã tồn tại trong son môi cho tới bây giờ đó là thành phần vảy cá, ngày nay thành phần này vẫn được sử dụng để tạo độ bóng cho son.
11. Chỉ số "ánh nhìn" cho từng màu son
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Manchester, người đàn ông nhìn vào phụ nữ đánh son lâu hơn phụ nữ không đánh son. Họ bị mê hoặc bởi son môi màu đỏ và nhìn chằm chằm vào nó trung bình 7,3 giây; đối với son môi màu hồng là h 6,7 giây, và đối với những phụ nữ không đánh son, để môi trần thì chỉ số này là 2,2 giây.
12. Sức mạnh kỳ diệu
Chúng ta đều biết rằng việc đánh son có thể mang lại sự tự tin cũng như giúp chuyển đổi tâm trạng. Nhưng ở Anh, những năm 1500, người ta tin rằng son môi lại có một sức mạnh kỳ diệu. Nữ hoàng Elizabeth đã có một niềm tin rất lớn về sức mạnh "chữa lành" của thỏi son môi và người ra đã tìm thấy hẳn nửa inch son trên đôi môi của bà khi bà chết.