BÀI GỐC Quen sống sung sướng từ nhỏ, tôi có nên lấy chồng nghèo?

Quen sống sung sướng từ nhỏ, tôi có nên lấy chồng nghèo?

Tôi sợ cảnh lấy chồng nghèo phải lo từng bữa hay lúc người nhà ốm đau nhìn đâu cũng chẳng thấy tiền. Rồi cảnh tất bật, vợ chồng phải vất vả đi làm thêm. Hay lúc quá bí, lại phải mặt dày sang đẽo nhà ngoại?

15 Chia sẻ

Tôi cần chồng biết âm thầm kiếm thêm để mua quà tặng vợ

,
Chia sẻ

Dẫu anh biết thế nào đem về vợ cũng rít lên "Giời ơi, sao anh phí tiền thế?" mà vẫn mua. Để rồi sau đó anh vừa tủm tỉm cười, vừa đứng gãi đầu gãi tai nghe vợ mắng.

Chào bạn Julie với tâm trạng "Quen sống sung sướng từ nhỏ, tôi có nên lấy chồng nghèo"!

Với tôi, lấy chồng giàu hay nghèo không phải là vấn đề bạn ạ.Nhưng với tôi chồng phải ra chồng, nhất là chồng mà ra trưởng quá thì tôi xin "khiếu" luôn. Nói chung, tôi sẽ từ chối việc hẹn hò ngay lập tức với một anh bạn nào đó sống ở thế kỷ này mà vẫn có tư tưởng: con trai trưởng, trưởng họ, trưởng tộc gì đó, rồi thì cháu đích tôn, rồi thì con ông lớn, ông tướng, ông tá...

Tôi thật ớn lạnh với cái cảnh làm dâu mà lúc nào cũng phải "làm gương cho cả họ", làm gương từ hình thức đến nội dung. Con cháu, em, út, ông bà, cô dì chú bác, họ hàng xa tít tắp ở tận đẩu tận đâu... khi mình khó thì lặn mất tăm mất tích. Nhưng được cái là khi mình khấm khá thì ve vuốt, khúm núm, xu nịnh... đủ trò trên đời.

Tôi thật ớn lạnh với cái cảnh làm dâu mà lúc nào cũng phải "làm gương cho cả họ", làm gương từ hình thức đến nội dung.

Thẳng thắn mà nói tôi không "rảnh" để biết họ nói gì hay nghĩ gì. Quan điểm của tôi "Đèn nhà ai nấy sáng". Tôi cần một người chồng biết vun vén cho gia đình, biết âm thầm kiếm thêm ngoài giờ để dành dụm mua tặng vợ một cái máy tập thể dục, hay một bộ mỹ phẩm đắt tiền.

Bởi anh biết thế nào đem về vợ cũng rít lên "Giời ơi, sao anh phí tiền thế?" mà vẫn mua, để rồi sau đó vừa tủm tỉm cười, vừa đứng gãi đầu gãi tai nghe vợ mắng. Với tôi, chồng như thế mới gọi là chồng.

Vợ - theo tôi là một cái giống rất giỏi chịu đựng các bạn ạ. Họ chắt chiu từng đồng từng hào để lo cho gia đình, chứ nào có dám tiêu riêng cho mình. Dù thèm đến "nằm mơ cũng thấy" mà vẫn chậc lưỡi cho qua "Thôi, không có cũng không sao". Nên vợ cần lắm một người chồng biết nghĩ đến vợ.

"Gánh nặng" trong tất cả những gánh nặng là xôi chè, mâm quả, bếp núc... trong những ngày giỗ nải. Thật khủng khiếp làm sao khicác vợ "lăn, lê, bò, trườn" dưới bếp, "khom lưng cố sức" ngoàiaovườn để làm bò, làm gà...Trong khi đám các ông chồng hả hê ngồi "bàn chuyện liên hiệp quốc" với rượu chè be bét.

Chồng mà không thương vợ thì làm gì có cảnh "Em nấu nướng mệt rồi, để bát đĩa đấy anh với mấy thằng em rửa". Tôi còn nhớ như in cái ngày giỗ bên ngoại, trong khi các bàvợ và các dâu "ổn định vị trí" dưới bếp, thì một "đức ông chồng" lao vào bếp kèm theo một tràng đậm chất gia trưởng (hình như có nêm một tí côn đồ vào nữa): "Đ.m, nhanh tay lên, biết mấy giờ rồi không mà chưa dọn mâm lên, làmđ... gì dưới này mà lâu thế".

Tôi nghe xong chỉ muốn ỏn ẻn đến thưa với ông ấy rằng: "Bác à, bác giỏi thì vào làm cho nó nhanh. Còn mà không làm thì bác đừng to mồm thế, bác nhé". Nhưng hay ở chỗ các vợ, các dâu thì phản ứng trên cả tuyệt vời "Vâng vâng, bọn em dọn ra ngay".

Tôi chứng kiến mà ức đến giờ nhắc lại vẫn thấy cay sống mũi. Từ đó, tôi thề với lòng là không bao giờ về quê nữa. Và hình như hơn 10 năm rồi, tôi chưa một lần về quê. Tôi không đủ can đảm làm "mọi" cho đám đàn ông chuyên "bàn chuyện liên hợp quốc".

Các bà vợ muôn đời vẫn thế. Họ chịu đựng những cái mà tôi cũng không hiểu nổi. Thế nhưng có mấy ông chồng thương mà hiểu cho đâu. Hễ có chuyện nội bộ là "tội của vợ", "lỗi do vợ"... Vì phải làm gương cho cả họ, nên màn "dạy vợ" cũng phải "quy mô" theo.

Lấy chồng phải lấy được người tuyệt vời như bố tôi Mỗi lần "bà cô bên chồng" bù lu bù loa lên vì xích mích với mẹ tôi (tình huống ở đây là mẹ tôi đúng và cô tôi là người ăn vạ),bố tôi đều đứng ra hòa giải trước. Nếu không khả quan thì sẽ "Mày ăn nói cho cẩn thận đấy, chị ấy là vợ thằng anh mày chứ không phải con ở để mày muốn nói gì thì nói đâu đấy".

Một lần, tôi nghe ông bà nội tôi tâm sự với người bạn cũ: "Người ta sinh con gái, cũngnuôi cho ăn học khôn lớn, giờ phải gả nó sang nhà chồng, xem như mất đứa con, mất bao công sức dưỡng dục. Mình không thương nó thì thôi, mắc gì phải làm tội nó, có khi phải thương dâu hơn con ruột cho nó đỡ tủi ấy chứ". Phải nói mẫu gia đình như bên nội tôi là một thứ gì đó "xa xỉ" đối với nhiều gia đình người Việt.


Tôi cần một người chồng biết vun vén cho gia đình, biết âm thầm kiếm thêm ngoài giờ để dành dụm mua tặng vợ một cái máy tập thể dục, hay một bộ mỹ phẩm đắt tiền.

Nói chung, tôi cần một ông chồng yêu thương vợ con, biết vun vén cho hạnh phúc riêng. Chứ không phải một người đàn ông "gương mẫu cho cả họ noi theo", hay một "ngân hàng di động" chuyên lo việc cúng kiến, chè chén hay "trang hoàng" cho cả họ.

Và hơn nữa, tôi không thể sống chung với những cái mà nói một cách sinh vật học là "sống ký sinh", quan điểm của tôi "đèn nhà ai nấy sáng". Tôi không phải loại dã tâm đến mức bo bo riêng mình, thấy chết không giúp. Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Ví dụ, cũng một số tiền, tôi dùng nó giúp một người nào đó (em, bạn, họ hàng...) tìm một công việc hơn là chu cấp cho họ vài ba bữa cơm.

Tôi nghĩ một ông chồng như thế là "giàu" lắm. Có được người như thế rồi tôi sẽ có tất cả!

Chia sẻ