BÀI GỐC Tôi bị bẽ mặt vì vợ không biết cư xử

Tôi bị bẽ mặt vì vợ không biết cư xử

Bất kỳ người đàn ông nào cũng thấy thật hạnh phúc khi được "sang vì vợ" nhưng tôi lại thấy thật sự bị... bẽ mặt vì người vợ của mình.

37 Chia sẻ

Muối mặt vì thói keo kiệt của vợ

,
Chia sẻ

(aFamily)- Cái tính keo kiệt, đến độ vắt cổ chày ra nước của mợ khiến nhiều phen cậu tôi bị muối mặt với người thân, bạn bè, chòm xóm...

Anh Hải thân mến!

Thiết nghĩ vợ anh cũng giống như rất nhiều người con gái vô duyên khác, đã chẳng giúp gì cho sự nghiệp của chồng lại còn làm bẽ mặt chồng trước mặt người khác. Nghĩ đi rồi cũng phải nghĩ lại, có phải người con gái nào cũng đảm đang tháo vát đâu. Có lẽ ai lỡ lấy nhầm người thì nên chịu đựng hoặc li dị, coi như thời gian vợ chồng với người vợ ấy là vô nghĩa vậy. Mỗi người một nỗi khổ, anh Hải đừng suy nghĩ nhiều quá, hãy quyết định nhanh chóng lên anh ạ, đời là mấy đâu, hãy sống thanh thản thì tốt hơn anh ạ.

Cậu của tôi cũng đã li dị một người vợ vụng về. Mợ của tôi là một người quá keo kiệt, mợ đã làm bẽ mặt cậu của tôi quá nhiều lần, cậu cảm thấy bị xúc phạm. Thế rồi hai người li thân, bây giờ thì li dị hẳn rồi. Cậu của tôi không muốn kết hôn lần nữa, dù cậu mới ngoài bốn mươi, vì cậu sợ mình lại chọn nhầm người. Nhưng cậu có tâm sự với tôi rằng: Giờ đây cậu ấy cảm thấy thanh thản lắm, và sự nghiệp của cậu ấy thì vẫn rất tốt. Dù làm một chức nho nhỏ ở tỉnh, nhưng cậu thấy thế là được rồi.


Khách đến nhà chơi đột xuất mà gặp bữa cơm thì cũng chẳng bao giờ mợ mời khách lấy một câu.
Ngày còn chung sống với mợ, không ít phen cậu tôi phải muối mặt chịu đựng. Hồi đầu, tình yêu còn nhiều thì cậu ấy còn tha thứ được, dần dần cậu không thể chịu đựng nổi.

Thu nhập của hai người thì không đến nỗi nào nhưng mợ quá keo kiệt, đến độ vắt cổ chày ra nước. Sinh hoạt trong gia đình thì mợ tiết kiệm vừa phải thôi, nhưng cách tiết kiệm quá sức với người thân, người họ hàng anh em đã khiến cậu đau khổ lắm.

Cậu tôi là con trai cả (mẹ tôi là con cả nhưng là con gái, xuất giá rồi), thế nhưng mọi dịp giỗ chạp trong gia đình thì hầu như bà vợ không chịu chi đồng nào, lần nào các anh em trong họ góp tiền làm giỗ thì mợ đi chợ mua đồ về làm cơm, nhưng cũng “ăn vẹn” vào số tiền đóng góp ấy nên không cái mâm cỗ nào ra hồn mâm cỗ. Chỉ độc có vài cọng rau lèo tèo, vài cái nộm và mấy miếng thịt mỏng dính thổi một phát thì dính đét vào tường không sao gỡ ra được. Ai đến ăn giỗ cũng ngao ngán, mà nghĩ thương cho linh hồn các cụ nơi chín suối, một năm có một cái giỗ mà cũng không được thờ cúng đàng hoàng. Tất nhiên những ngày giằm, mùng một mợ tôi cũng hiếm khi thắp hương hoa lắm. Cậu có nhắc thì mợ nói: “Em quên mất, thôi để lần sau”. Mà không hiểu sao mợ quên nhiều lần đến thế?

Khách đến nhà chơi đột xuất mà gặp bữa cơm thì cũng chẳng bao giờ mợ mời khách lấy một câu. Cậu có đon đả mời khách thì mợ cũng vẫn không nói gì, và không bao giờ chịu đứng dạy lấy bát đũa hay làm thêm đồ ăn. Khách có cố gắng lắm thì cũng không thể thấy thoải mái trước thái độ cau có khó chịu của mợ: “Hôm nay anh có khách sao anh không bảo em trước, bây giờ thì lấy đâu ra thêm đồ ăn được?”. Câu nói ấy như “chặn họng” khách rồi còn đâu. Và có lẽ sẽ chẳng bao giờ vị khách ấy dám đến lần nữa.

Hiếm khi mợ để cậu đi nhậu nhẹt vì sợ cậu phải trả tiền. Lần nào có anh bạn nào đến rủ đi là mợ tôi nói thẳng: “Anh nhà em không có tiền đâu, có đi ké thì đi thôi chứ chắc không đủ tiền chi đâu anh ạ”. Ông khách ngớ cả người trước câu nói hồn nhiên của cậu tôi.

Có hôm bị cắt điện đột xuất, chị hàng xóm chạy sang “vay” mợ tôi cây nến vì chị ấy chưa kịp mua, mà ra cửa hàng thì tương đối xa. Ấy vậy mà mợ cũng gạt phắt đi: “Nhà tôi không có thừa cây nến nào cả, sao chị không đi mà mua?”. Cậu bảo: “Tôi thấy vẫn còn nhiều, chị chờ tôi vào lấy ra cho”. Mợ lại nói: “Nhiều đâu mà nhiều? Anh thì biết cái gì? Em không có nhiều thóc mà đãi gà rừng”. Thế đấy, hết thuốc chữa cho mợ của tôi!

Tôi nhớ mãi cái lần ấy, tôi đến nhà cậu ở hai ngày để ôn thi cao đẳng, gần nhà cậu có trường cao đẳng sư phạm của tỉnh, nhà tôi cách xa trường gần 30km nên không thể về được, đành ở tạm nhà cậu.

Tôi đến nhà chơi chưa được bao lâu thì cậu đã nói khó chịu: “Cháu chải đầu thì chải cho cẩn thận, đây này, bao nhiêu là tóc vương vãi khắp nhà…” Tôi buồn lắm vì tóc tôi ngắn một mẩu chứ có dài gì cho cam? Hay là cậu đang đuổi khéo tôi?

Đến bữa ăn trưa, cậu gắp cho tôi miếng thịt và nhắc tôi chịu khó ăn uống giữ sức khỏe còn thi cho tốt, thì mợ gạt phắt đi: “Em chỉ nấu đủ ăn thôi, miếng này cho con Trà, miếng kia cho con Trang, còn cháu Ánh lớn rồi, ăn gì chẳng được? Anh lo cho cháu nó quá rồi sinh hư. Còn ít cơm nguội với canh nguội cháu ăn nốt đi cho đỡ phí”. Tôi buồn không nuốt nổi, tôi có phải là đứa tham ăn tục uống đâu?

Đến chiều tối, tôi vừa đi thi về, mợ nhắc tôi đi lau nhà. Nhà cậu tận ba tầng cao giáo rộng rãi, tôi lau mỏi cả tay, rồi lại còn lau bao nhiêu tủ và giá sách nữa, rồi còn giặt mấy cái chiếu cói nữa. Tôi dám chắc rằng nhà và giá sách và bàn thì hầu như không bao giờ mợ đụng đến, chỉ chờ có tôi đến là cậu lại lôi ra bảo lau lia. Tôi lau xong rồi, cậu miết tay xuống bàn và nói: “Cháu nhìn này, sao để bàn còn đầy nước thế này? Cháu không biết làm thế nào cho sạch à? Lớn bằng từng đấy rồi mà không biết làm gì thì có ngày ế chồng!”.Tôi chán hẳn, chỉ muốn ra khỏi ngôi nhà ấy.

Sáng hôm sau, mợ nấu mì cho cả nhà ăn, còn tôi thì mợ bảo: “Cháu ăn nốt tí cơm nguội kia cho đỡ phí, tí đi thi khỏi đói”. Tôi vâng dạ, ăn được vài miếng thì tôi đổ đi vì không sao nuốt nổi, thật không may, mợ nhìn thấy và bảo: “Cháu ăn uống thế à? Phí của giời”. Đúng lúc cậu nhìn thấy, cậu khó chịu lắm, nhưng trước mặt tôi nên cố chấn tĩnh.

Tiếng keo kiệt của mợ tôi thì lan ra thật rộng, không ai là không biết, và có lẽ ai cũng ngạc nhiên vì sao cậu tôi chịu đựng được?

Cậu tôi vốn hiền lành, nhưng cũng chỉ cố chịu đựng được một thời gian thôi, sau đó cậu đã dứt khoát đoạn tình. Tôi nghĩ cậu tôi đã đúng. Anh Hải cũng nên quyết định sớm đi, kẻo người khổ cuối cùng vẫn là anh và con.

Chia sẻ