BÀI GỐC Tôi bị bẽ mặt vì vợ không biết cư xử

Tôi bị bẽ mặt vì vợ không biết cư xử

Bất kỳ người đàn ông nào cũng thấy thật hạnh phúc khi được "sang vì vợ" nhưng tôi lại thấy thật sự bị... bẽ mặt vì người vợ của mình.

37 Chia sẻ

Mất bạn thân vì... vợ

,
Chia sẻ

(aFamily)- Vốn là bạn thân, học với nhau từ hồi cấp hai vậy mà giờ đây hai anh trở nên thù ghét, không thèm nhìn mặt nhau nữa. Nguyên nhân là vì hai cô vợ...

Chào các bạn độc giả aFamily!

Tôi rất thích câu “giàu vì bạn, sang vì vợ” và đoán rằng rất nhiều người cùng chung quan điểm như tôi. Chúng ta nêu ra bao câu chuyện về người đàn bà làm sang cho chồng, thư ký khiến sếp mát mặt hay chàng trai hãnh diện về bạn gái. Tất cả những người phụ nữ đó đều có những hành động, cử chỉ giúp cho người đàn ông bên mình hạnh phúc, tự hào. Chúng ta coi đó là một phần của nhân cách cộng một phần của kinh nghiệm sống giúp cho họ giao tiếp, xử lý tình huống khéo léo tự tin.

 
Tuy nhiên, có người đặt câu hỏi liệu kinh tế có ảnh hưởng tới việc làm sang cho chồng? Không biết ý kiến mọi người thế nào chứ tôi thấy câu hỏi này khá thực tế và rõ ràng vật chất là thứ quan trọng ảnh hưởng đến vế sau của câu nói trên. Nhiều khi vật chất là điều kiện giúp người vợ làm sang cho chồng song chính nó đôi khi khiến người vợ làm mất đi cả tình bạn đẹp của chồng.

Câu chuyện tôi kể ra đây là ví dụ cụ thể nhất.

Văn và Chính là hai anh hàng xóm gần nhà tôi. Cả hai chơi với nhau rất thân.

Khi anh Văn lấy vợ thì anh Chính đang công tác ở một tỉnh miền núi. Nhưng cách đây 4 năm, do bị “phốt” trong 1 vụ làm ăn, anh Chính buộc phải thôi việc nên dẫn vợ từ miền núi về ở lại ngôi nhà bố mẹ đẻ dành cho ngay cạnh nhà anh Văn.

Anh Văn thích lông bông nên không có nghề nào ổn định. Chị Nhi vợ anh có nghề may, là người vợ tháo vát nhưng cư xử không khéo, quan hệ kém. Hai vợ chồng, một nách ba đứa con nhỏ nên kinh tế không dư dật.

Chị Hoài, vợ anh Chính không có nghề nên khi về nhà chồng sẵn cửa hàng mở quán cafe và bán hàng lặt vặt. Tuy vậy, kinh tế gia đình anh Chính vẫn khá hơn nhà anh Văn do tiền anh tiết kiệm được từ thời đi làm ở miền núi. Anh chị có hai đứa con. Anh Chính thuộc tuýp người sợ vợ, chị Hoài bảo gì cũng gật.

Bố vợ anh Văn có nghề trồng hoa, cây cảnh nên chị Nhi cũng có khiếu chơi hoa, bó hoa nghệ thuật. Sẵn nhà mặt đường nên những ngày lế như 8/3, 14/2, 20/10, 20/11, chị Nhi thường mở bán và bó hoa tươi. Cả một đoạn đường phố không có hàng hoa nào nên chị Nhi muốn hô bao nhiêu cũng được, bán được nhiều, lãi lớn. Việc bán hoa tươi các ngày lễ đã trở thành nghề của chị.

Chị Hoài vợ anh Chính, dù gia đình kinh tế khá nhưng là người tham lam, lại xấu tính, thấy ai làm gì cũng bắt chước. Nghĩ chị Nhi bán hoa kiếm được nhiều nên cũng tìm cách bày bán.

Mồng 8/3 vừa rồi, hai hàng hoa san sát bên nhau. Tranh nhau bày, người trên che người dưới, cạnh tranh nhau từng mét đất.

Giữa trưa ngày hôm đó, một người khách tạt xe vào hàng chị Nhi nhưng bánh trước chèo sang bên chị Hoài. Chị Nhi chạy ra thì chị Hoài đã kèo khách sang nhà mình.

Nhìn chị Hoài cướp khách của mình cộng với việc cạnh tranh gần đây làm lợi nhuận của mình giảm đi nhiều nên chị Nhi không giữ nổi bình tĩnh buông lời cạnh khoé cay độc. Chị Hoài không phải vừa nên dạng tay chống nạnh đấu khẩu tay đôi.

Dùng lời chưa đủ, hai chị lao vào ăn thua. Cả dãy hoa bày đổ tung toé, hai người đàn bà giằng co, cào cấu, cắn xé. Chị nhi vớ được cây chổi vụt lia lịa địch thủ. Chị Hoài trong lúc luống cuống cầm luôn cái ghế gỗ phi thẳng vào đầu chị Nhi.

Chị Nhi ngã cũng là lúc anh Văn ở dâu chạy về, xót vợ nên anh lao vào tát chị Hoài. Anh Chính thấy thế, từ trong nhà lao ra. Cuộc hỗn chiến giữa vợ với vợ, chồng với chồng náo loạn cả khu phố dù mọi người cố gắng can ngăn.

Kết cục là chị Nhi bị khâu 6 mũi vào đầu, còn chị Hoài thâm tím khắp người. Anh Chính bị gãy răng. Cả bốn người gặp nhau trên đồn công an.

Anh Văn và anh Chính, từ hai người bạn thân, học với nhau từ hồi cấp hai, thời đi học đá bóng, thả diều cùng nhau. Đến khi lấy vợ, mỗi lần họp lớp đều dắt díu vợ con đi cùng. Chiều chiều, thỉnh thoảng lại cốc bia, chén rượu. Hai người hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau, vậy mà bỗng chốc trở nên thù ghét, không nhìn mặt nhau.

Tại hai bà vợ không biết cách cử xử hay tại chút vật chất nhỏ nhoi trong cuộc sống quá quan trọng khiến người ta phải giành giật để rồi quên hết tình nghĩa?

Nếu chị Nhi biết nhường nhịn, chị Hoài bớt tham lam, liệu sự mâu thuẫn có xảy ra không?

Câu trả lời không phải là khó nhưng căn nguyên của nó xuất phát từ người phụ nữ và yếu tố vật chất trong cuộc sống.

Qua câu chuyện tôi muốn mọi người thấy rằng, có nhiều tình huống oái oăm xảy ra, nếu hai yếu tố trên kết hợp không đúng đắn thì “sang vì vợ” chưa thấy đâu mà còn mất cả bạn nữa!

Một điều rất đơn giản, mọi người hãy để ý!

Chia sẻ