Vì sao việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu lại quan trọng?

N.Hà,
Chia sẻ

Với các yếu tố tăng cường miễn dịch trong sữa mẹ, không có gì ngạc nhiên khi trẻ bú sữa mẹ ít bị mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSM) đến 6 tháng tuổi có tác động sinh học sâu sắc đến sức khỏe và kết quả dinh dưỡng của trẻ.

Các đặc tính miễn dịch của sữa mẹ đảm bảo tình trạng dinh dưỡng đầy đủ, tăng trưởng thích hợp và phát triển khả năng phòng chống bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, NCBSM về cơ bản làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm vì nó loại bỏ mọi nguy cơ ô nhiễm từ sữa công thức hoặc các chất lỏng và thực phẩm khác.

Vì sao việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu lại quan trọng? - Ảnh 1.

Tại sao sữa mẹ lại quan trọng?

Sữa mẹ có chứa các kháng thể có thể chống lại nhiễm trùng. Mặc dù các kháng thể có với số lượng lớn trong sữa non, nhưng các kháng thể này vẫn tồn tại trong sữa mẹ trong suốt thời gian người mẹ tiếp tục cho con bú.

Thông qua sữa mẹ, người mẹ bảo vệ đứa con của mình tránh mắc bệnh truyền nhiễm mà cô ấy đã mắc phải trong quá khứ và những bệnh mà cô ấy mắc phải khi cho con bú.

Sữa mẹ thực sự có thể mang lại cho trẻ sơ sinh một bước khởi đầu trong việc ngăn ngừa và chống lại các bệnh nhiễm trùng nói chung.

Sữa mẹ giúp ích gì cho trẻ sơ sinh?

Vì sữa mẹ được tạo thành từ protein, chất béo, đường và thậm chí cả các tế bào bạch cầu có tác dụng chống nhiễm trùng, nên nó đặc biệt hữu ích trong việc chống lại các vấn đề về đường tiêu hóa, bởi sữa mẹ đi thẳng đến dạ dày và ruột khi trẻ ăn.

Sữa mẹ hoạt động trực tiếp trong ruột trước khi được hấp thụ bởi toàn bộ cơ thể, đồng thời tạo tiền đề cho một hệ thống miễn dịch bảo vệ và cân bằng ngay cả sau khi kết thúc việc cho con bú.

Các protein, lactoferrin và interleukin -6, -8 và -10 có trong sữa mẹ giúp cân bằng phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho chức năng miễn dịch, nhưng cũng có thể gây hại nếu quá mức.

Sữa mẹ cũng là probiotic

Sữa mẹ cũng có các yếu tố probiotic – lợi khuẩn. Trong đó một số hỗ trợ hệ thống miễn dịch, một số khác đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn khỏe mạnh trong cơ thể, được gọi là hệ vi sinh vật ở người. Nó không chỉ có thể đóng vai trò suốt đời trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng mà còn làm giảm nguy cơ dị ứng, hen suyễn, béo phì và các bệnh mãn tính khác.

Với tất cả các yếu tố tăng cường miễn dịch trong sữa mẹ, không có gì ngạc nhiên khi trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm trùng tai, nôn trớ, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số loại viêm màng não.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em bú sữa mẹ trong hơn 6 tháng, ít có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và ung thư hạch hơn những trẻ được uống sữa công thức. Điều này có thể một phần là do những loại ung thư này bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn của hệ thống miễn dịch.

Khả năng miễn dịch bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Sữa mẹ được kích hoạt trong vòng vài phút sau khi sinh. Sự phát triển của sữa mẹ ngay từ sữa non qua sữa chuyển tiếp đến cuối cùng trở thành sữa trưởng thành. Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và sự bảo vệ thích hợp cho sự phát triển theo thời gian của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, các thành phần trong sữa mẹ là đa chức năng, đóng vai trò như các enzym, protein/peptit kháng khuẩn (AMP), các yếu tố tăng trưởng, chemokine, chất chống oxy hóa, các yếu tố chống viêm, prebiotics, probiotics và các chất dinh dưỡng cho trẻ đang phát triển. Vì vậy, sự tương tác của sữa mẹ với trẻ sơ sinh sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ toàn diện hơn./.

Theo Healthshots

Chia sẻ