Tuần thai thứ 20: Hệ bài tiết đã hoàn thiện
Bé cũng bắt đầu “thải” ra phân – một chất màu đen và dính (phân xu), sản phẩm của hệ tiêu hóa kết hợp với quá trình nuốt nước ối và sự thoái hóa của các tế bào.
Sự phát triển của em bé
Bé lúc này dài khoảng 24 – 25cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 240 – 300gram, tương đương với kích thước 1 quả chuối. Bé ngày càng chiếm nhiều chỗ trong tử cung. Càng lớn, bé càng gây nhiều áp lực lên phổi, dạ dày, thận và bàng quang của mẹ. Cảm giác “máy bụng” không còn mơ hồ. Những “cú đạp” và nhào lộn cho thấy bé đang phát triển và sự hoạt động hăng hái của bé có thể làm bạn khó ngủ. Trong khoảng 10 tuần tiếp theo hoặc lâu hơn là giai đoạn bé hiếu động nhất.
Thận của bé đã sản xuất ra nước tiểu. Tóc đang mọc dài ra. Phản xạ nuốt của bé ngày một thành thục hơn, điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bé cũng bắt đầu “thải” ra phân – một chất màu đen và dính (phân xu), sản phẩm của hệ tiêu hóa kết hợp với quá trình nuốt nước ối và sự thoái hóa của các tế bào. Phân này sẽ tích tụ trong ruột bé và bạn sẽ có thể thấy sau khi bé chào đời và đi ị lần đầu.
Cơ thể bé giờ đây đang được bao phủ bởi một chất giống sáp, gọi là chất gây, để giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi bị xước. Chất gây thường thấy ở những em bé sinh non. Các lớp da như lớp chân bì, biểu bì, dưới biểu bì đang hình thành.
Sự thay đổi trong cơ thể bạn
Bạn đã đi được nửa chặng đường của hành trình 9 tháng mang bầu. Tử cung lúc này đã mở rộng, lấn chiếm dần ổ bụng, đỉnh của tử cung lúc này đã tiệm cận với rốn. Từ giờ trở đi, mỗi tuần tử cung sẽ mở rộng thêm 1cm.
Việc bụng to quá nhanh trong giai đoạn này cũng dễ khiến bạn bị khó ngủ. Vì vậy, giai đoạn này nên bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn cho bà bầu để bổ sung năng lượng thiếu hụt do bị mất ngủ gây ra. Để có thể ngủ ngon trong giai đoạn này là rất khó, đặc biệt là khi bạn bị chứng ợ nóng hay đầy bụng, khó tiêu. Một số khác lại khó ngủ do cảm giác đói và họ chỉ có thể ngủ lại sau khi “đánh chén” một bữa ăn thịnh soạn lúc nửa đêm. Số khác lại khó ngủ vì tắc mũi.
Bạn có thể nghe tim thai với một ống nghe trong tuần thứ 20 của thai kỳ. Âm thanh bạn nghe bằng tai nghe có thể khác với âm thanh thường thấy ở phòng khám sản khoa, điều đó hoàn toàn bình thường.
Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này
Nếu bạn cảm thấy hơi nản chí khi tập luyện gò bó trong nhà thì có thể đi bộ, tập theo các bài thể dục tiền sản, đi bơi. Ăn thêm những thức ăn chứa carbohydrate trước khi tập thể dục khoảng 1 giờ sẽ giúp đáp ứng được năng lượng bạn cần. Những món giàu carbohydrate là salad, kem bơ, bánh mì lạt… Hãy ăn nhiều chuối vì chúng là nguồn vitamin B tuyệt vời, rất quan trọng đối với hệ thần kinh của thai nhi. Hãy ăn nhiều rau quả hơn trong bữa ăn.
Hãy xoa bóp các dây chằng, dùng miếng dán nóng hay chai nước nóng, miếng vải ấm để chườm ở chỗ bị đau. Nếu cảm giác đau vẫn còn hoặc lan sang lưng thì tốt nhất nên tới gặp bác sĩ để có được tư vấn tốt nhất nhé!
Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!
Phần thưởng của tuần này là một combor, gồm:
- 01 bỉm Tom và Jerry - 02 Thẻ mua hàng của Shop Trẻ Thơ trị giá 50 nghìn - 01 album ảnh vải cho bé - Đồ chơi Farlin |