Từ trường hợp bà vắt chanh vào miệng cháu khi đang sốt co giật, bác sĩ chỉ ra hàng loạt sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ

QT,
Chia sẻ

Thấy cháu đang sốt co giật, cho dù đã có bác sĩ đang cấp cứu, nhưng bà nội vẫn đi lấy một lát chanh và vắt vào miệng cháu...

Khi chăm sóc trẻ nhỏ, tâm lý chung của các bố mẹ là không muốn con phải dùng thuốc tây sớm và nhiều. Bởi thế, không ít ông bà, cha mẹ đã tin dùng các bài thuốc dân gian khi thấy con có các triệu chứng ốm sốt. Mặc dù cũng nhiều trường hợp phải "trả giá đắt" khi lạm dụng các phương pháp dân gian đó nhưng vẫn có nhiều người áp dụng khi thấy con cháu ốm, đặc biệt là các ông bà.

Mới đây, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (hiện đang công tác tại Bệnh viện ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh) đã chia sẻ một trường hợp cháu bé bị tím tái, phải cấp cứu gấp sau khi bà nội vắt chanh vào miệng bé trong lúc sốt co giật.

Từ trường hợp này, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cũng chỉ ra một loạt sai lầm khi chăm sóc trẻ mà dù trong xã hội hiện đại như ngày nay, vẫn có người mắc phải.

Mình còn nhớ ngày còn sinh viên, thầy mình từng dạy rằng "Có những người chết đuối khi được mổ xác, phổi họ hoàn toàn không có một giọt nước. Đó là vì khi 1 giọt nước (đặc biệt nước biển vị mặn) chạm vào nắp thanh môn, lập tức cơ thể sẽ phản xạ đóng chặt nắp thanh môn ấy đến mức có thể khiến người ấy bị ngạt thở đến chết, giống như bị bóp cổ chứ không phải do hít nước vào phổi".

toc-1(3)

Cách đây 1 tháng, tôi nhận một bé viêm phổi hít khá nặng. Mẹ bé kể tôi nghe trong uất ức rằng khi bé đang sốt và co giật, bác sĩ dưới An Giang cấp cứu thì bà nội ra ngoài tìm 1 lát chanh vắt vào miệng con, lập tức đứa nhỏ tím tái, các bác sĩ phải cấp cứu. Rồi điều trị 3 ngày bé thở mệt dần nên chuyển lên tuyến trên. Bé nằm cấp cứu rồi chuyển lên khoa tim mạch với chẩn đoán viêm phổi hít. Sau đó cũng may mắn bé đáp ứng với kháng sinh và tình trạng viêm phổi ổn dần.

Chanh là một loại trái cây tuyệt vời nhưng vị chua của nó thì không cần phải nói. Tính axit của nước cốt chanh là một yếu tố kích thích phản xạ co thắt thanh môn cực kỳ mạnh. Chính vì vậy, khi vắt chanh vào miệng bé, đặc biệt những bé sơ sinh, con có thể bị tím tái do đóng nắp thanh môn, do hít sặc nước cốt chanh vào phổi và gây viêm phổi.

Mình tin nhiều bố mẹ ngày nay rất tiến bộ và đọc rất nhiều sách. Nhưng ông bà thì khác. Và đặc biệt là khi nhiều bé bị nhiều lần nhưng mẹ bất lực trong việc nói với bà nội. Bản thân mình không có định kiến chuyện mẹ chồng nàng dâu nhưng thực sự mình quan sát thấy nhiều ông bà thích nuôi cháu, thích ra quyền quyết định cho cháu thay cả cha mẹ chúng, dù rằng, đó là tình yêu thương ruột thịt nhưng có những chuyện không còn phù hợp với thời đại nữa.

70940993_1368672146618746_7222736408786501632_n

70788067_1368674466618514_7819843279335194624_n

Những câu chuyện vắt chanh vào miệng, vào mắt bé không phải là chuyện hiếm.

Ngày đó, mình nói với mẹ bé là cần gặp bố bé để giải thích tình trạng con. Mẹ bé nghe cũng gọi bố lên. Thực ra chẳng phải bệnh quá nặng cần giải thích gì, mình chỉ nói chuyện với bố rằng chuyện bà nội làm vậy là hại con. Nếu bà ngoại thì mẹ nói trực tiếp nhưng bà nội thì rất cần bố nói giúp dùm. Lúc này ông bố mới ngỡ ra là có chuyện vắt chanh vào miệng con, vì đi làm nhiều nên chuyện con cái giao hết ở nhà cho mẹ và vợ.

Hãy luôn cẩn thận khi chăm bé, nhất là trong những ngày đầu mới sinh dễ gặp phải những tình huống sau:

1. Nhỏ sữa mẹ vào mắt/tai

Sữa mẹ sạch và vô giá thật. Nhưng đó là khi con uống vào thôi. Sữa đã vắt ra bình rồi sau đó hút ra nhỏ vô mắt con thì quá trình ấy sẽ khiến trẻ nhiễm khuẫn từ bình sữa, bàn tay bà, từ dụng cụ hút sữa...

Nhiều mẹ sau sinh 1 tuần dẫn bé đi khám vì mắt đổ ghèn. Hỏi kỹ ra không thấy sốt hay gì, chỉ có mỗi việc bà nội nhỏ sữa vào mắt cháu.

img2123xlmr_rszp

Nhỏ sữa vào mắt, vào tai bé có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn (Ảnh minh họa).

2. Vắt chanh vào miệng để nôn chất dơ ra ngoài

Trong bụng con chỉ có sữa mẹ và dịch tiêu hóa của con. Chẳng có chất dơ nào cả nhé. Nhưng vắt chanh vào miệng con mà bé hít nước cốt chanh vào phổi là viêm phổi, phải nhập viện!

3. Vắt chanh vào miệng khi co giật

Khi co giật, điều cần làm DUY NHẤT đó là đảm bảo đường thở của con bằng cách nới lỏng quần áo, lau chất nôn do con co giật nôn ra ngoài để con không suy hô hấp. Sau khi con hết co giật thì đưa ngay vào cơ sở y tế gần nhất.

4. Hơ lá trầu không rồi đắp lên ngực bé hạ sốt

Phương pháp này thậm chí từng gây bỏng nặng cho 1 bé mình khám và sau đó phải chuyển bệnh viện Nhi Đồng 1. Thương tâm nhất khi đó là bé gái.

5. Lấy mật ong rơ lưỡi trẻ

Khuyến cáo hiện nay không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nồng độ thẩm thấu mật ong cao nên có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

6. Trị ho cho con bằng cách buộc chanh vào chân

Nhiều bé viêm hô hấp trên uống vitamin C vài ngày hoặc siro là sẽ tự ổn định, không cần kháng sinh. Nhưng nhiều mẹ buộc chanh vào chân để chữa ho ở họng thì nghe thấy mông lung quá....

Mình rất thích những phương pháp dân gian vì đó là đúc kết hàng ngàn năm từ ông cha ta. Nhưng xin hãy kế thừa nó một cách chọn lọc. Khoa học cũng thay đổi từng ngày, một điều có thể đúng hôm nay nhưng ngày mai sẽ trở thành sai khi có một nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu tốt và tiến hành chặt chẽ hơn chứng minh.

Tóm lại, vắt chanh vào miệng bé là lợi bất cập hại nên hãy cẩn trọng.

Chia sẻ