Trẻ qua độ tuổi này mẹ cần hạn chế đóng bỉm bởi những nguy hại đối với sức khỏe và tâm lý của con
Nếu trẻ qua độ tuổi này mà vẫn được đóng bỉm thì sẽ bị kiểm soát tiểu tiện chậm hơn.
Bỉm chính là vật dụng thiết yếu mà trẻ thường sử dụng. Tùy theo độ tuổi, tính thiết yếu của bỉm đối với trẻ sẽ ngày càng giảm dần. Ngoài tính tiện dụng, chúng cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Mẹ cần hạn chế đóng bỉm cho trẻ khi qua một độ tuổi nhất định bởi nếu cho trẻ mặc về lâu về dài sẽ gây nguy hại đối với quá trình phát triển của trẻ.
Khi trẻ vừa ra đời, trẻ phải mặc bỉm để tránh làm bẩn áo quần hoặc môi trường bên ngoài. Không thể phủ nhận tính tiện dụng của bỉm, nhưng mẹ cần lưu ý về khoảng thời gian cho trẻ mặc bỉm.
Trẻ dưới 1,5 tuổi: Cơ vòng (cơ co giãn ở hậu môn, bàng quang) chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ không thể kiểm soát việc đi tiểu tiện. Thời điểm này, trẻ có thể mặc bỉm nhưng mẹ cần cho trẻ sử dụng đúng cách.
Ảnh minh họa
Trẻ trên 1,5 tuổi: Cơ vòng và bộ não của trẻ đang dần phát triển hoàn thiện. Thời điểm này, mẹ cần tập luyện cho trẻ đi tiểu tiện. Ban ngày mẹ tạm thời không cho trẻ mặc bỉm, đến tối tiếp tục sử dụng bỉm, khi trẻ lớn dần thì không dùng nữa.
Trẻ trên 2 tuổi: Không nên sử dụng bỉm, bởi không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Tại sao trẻ trên 2 tuổi nên hạn chế đóng bỉm?
Trẻ trên 2 tuổi là giai đoạn phát triển về trí tuệ, thời điểm này trẻ nhận biết mọi thứ rất nhanh. Nếu mẹ vì muốn tiện lợi mà đóng bỉm cho trẻ, không tập thói quen đi vệ sinh tự chủ cho trẻ, điều này sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý dựa dẫm vào việc đóng bỉm, gây ảnh hưởng xấu đến bản tính tự lập sau này.
Thực tế chứng minh, trẻ trên 2 tuổi vẫn đóng bỉm học cách kiểm soát tiểu tiện chậm hơn so với trẻ không đóng bỉm, thậm chí trẻ có xu hướng đái dầm trong khoảng thời gian dài. Hậu quả của việc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ.
Mẹ cần lưu ý về nguy cơ khi cho trẻ trên 2 tuổi đóng bỉm:
Tã giấy có tính thấm hút kém, trẻ có thể bị viêm da nếu sử dụng tã giấy trong khoảng thời gian dài. Hơn nữa, những loại bỉm dày có thể khiến trẻ mắc tật chân vòng kiềng. Mẹ nên cho trẻ sử dụng bỉm chất lượng tốt, khả năng thoáng khí và thấm hút tốt. Tránh sử dụng bỉm trào ngược, cần thay bỉm thường xuyên, đảm bảo vùng mông của trẻ luôn khô thoáng.
Bỉm có khả năng tản nhiệt kém nên vi khuẩn sinh sôi, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình dậy thì của trẻ. Bé trai sử dụng bỉm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn, thậm chí gây ra vô sinh. Bé gái sử dụng bỉm trong thời gian dài sẽ đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, niệu đạo. Lời khuyên dành cho mẹ là khi mặc bỉm cho trẻ "thà rộng còn hơn chật".
Cho trẻ sử dụng bỉm trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bỏ lỡ giai đoạn rèn luyện vệ sinh tự chủ, ảnh hưởng xấu về mặt tâm sinh lý và quá trình dậy thì.
Những đứa trẻ mặc bỉm trong thời gian dài sẽ không thể kiểm soát được quá trình tiểu tiện. Khi trẻ đến độ tuổi khoảng 6 – 7 tuổi, trẻ sẽ có nguy cơ đái dầm ngay trên lớp và trở thành trò cười cho các bạn học. Các nhà tâm lý học cho biết, trải nghiệm xấu hổ sẽ là rào cản lớn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ và không có lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Nguồn: Sohu