Trẻ em Nhật Bản đến trường mầm non chỉ để... vui chơi
Việc để trẻ tự do vui chơi ở trường mầm non sẽ khuyến khích tính tò mò và say mê học hỏi giúp trẻ thích nghi với môi trường giáo dục tiểu học sau này.
Bài viết này được viết và chia sẻ bởi một phóng viên của tờ Today sau khi đến thăm trường mầm non Ochanomizu ở Tokyo (Nhật Bản). Không chỉ ngạc nhiên trước cách người Nhật giáo dục trẻ, bài viết còn chia sẻ những thông tin hữu ích về việc học hành của trẻ em mầm non nơi đây. |
1. Văn hóa giáo dục mầm non ở Nhật Bản
Phụ huynh và các nhà giáo dục Nhật Bản nhận tin tưởng và luôn thống nhất trong việc để cho con trẻ chơi và giao lưu thỏa thích trong môi trường tập thể trước khi chúng bước vào môi trường áp lực của nền giáo dục chuẩn mực.
Ở trường mầm non Nhật Bản, trẻ đến trường chỉ để vui chơi.
Khi phóng viên tờ TODAY đến thăm trường mầm non Ochonomizu ở Tokyo, các em học sinh đang chơi bóng rất vui vẻ. Một số em khác đang đùa nghịch với những chiếc lá mùa thu trong khu hợp chất ngoài trời, trong khi những em khác đang nhảy lên, nhảy xuống cố gắng với những quả cam ở trên cây.
Trong nhà, các em nhỏ đang nhảy múa theo từng nhóm một. Số còn lại thì chạy theo những chiếc máy bay đồ chơi được làm từ vật liệu tái chế. Trước khi các em nhỏ trở về nhà, chúng sẽ tụ tập lại để nghe những câu chuyện từ bạn bè và cô giáo. Ở các trường mầm non ở Nhật, một lớp thường có tới 30 đến 35 trẻ, nhưng chỉ có một giáo viên phụ trách. Điều này hoàn toàn khác với các trường mầm non ở nước khác hay các chuẩn mực quốc tế khác.
Các bạn nhỏ tham gia hoạt động ngoài trời trong tiết trời thu se lạnh.
Quả thật như vậy bởi vì trong tất cả các trường mầm non ở Tokyo mà phóng viên báo TODAY đến thăm, môi trường náo nhiệt và tính tập thể cao là đặc điểm chung có thể nhận thấy ngay ở đây.
2. Lợi ích của việc để trẻ nhỏ thỏa sức vui chơi trong môi trường tập thể
Cô Masami Oshima - người đứng đầu trường mẫu giáo Daiichi Hino sukoyaka-en cho biết việc để nhiều học sinh trong một lớp là giúp các em có sự chuẩn bị tốt để chuyển tiếp vào các trường tiểu học dễ dàng hơn. Cô cho biết thêm, trước đây khi cô phụ trách các lớp nhỏ gồm 12 trẻ, sau khi học xong, chúng rất khó thích nghi với giáo dục tiểu học. Tại nơi cô đang làm việc hiện nay, những trẻ trong lớp có đông học sinh thích nghi rất nhanh.
Một ngôi trường khác, trường mầm non Fuji, đã thiết kế và xây dựng một tòa nhà hình "chiếc bánh rán" để trẻ có không gian chạy ít nhất là 180m khi chúng chơi các trò chơi. Những viên đá đầy màu sắc được rải khắp sân trường với mục đích khuyến khích trẻ chơi đùa. Ngoài ra, nhà trường còn có một nông trại để cho trẻ thu hoạch rau củ vào các mùa trong năm.
Tay lấm bẩn hết cả vì thu hoạch rau củ - hình ảnh bạn dễ dàng bắt gặp ở các trường mầm non nơi đây.
Các bạn nhỏ tỏ ra vô cùng thích thú khi được trải nghiệm công việc làm vườn.
Sân trường Kuji có mái che, tạo điều kiện cho các em được vui đùa thỏa thích
Hiệu trường trường Fuji, Sekiichi Kato tin rằng nên để trẻ được chơi đùa thỏa thích trong những ngày tháng ở trường mầm non. Ông còn nói sư tò mò và say mê học hỏi trẻ có được khi vui chơi sẽ giúp trẻ thích nghi với môi trường giáo dục tiểu học sau này. Bên cạnh đó, những ông bố bà mẹ Nhật mà báo TODAY từng phỏng vấn cũng đồng ý với điều này.
Ông bố Orie Fujimoto - giám đốc nhân sự của một công ty, từng nói: “Chừng nào con tôi được khuyến khích khám phá, tương tác và chơi với những đứa trẻ khác, tôi sẽ không phải lo lắng về điều gì hết”
3. Một ngày bình thường của trẻ nhỏ và giáo viên mần non Nhật Bản
Một ngày đi học của trẻ em mầm non ở Nhật Bản sẽ bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều. Buổi sáng, giáo viên Nhật dành thời gian chơi với trẻ trên xích đu và cầu trượt hoặc cũng có thể giúp chúng làm đồ chơi từ những tấm bìa từ các hộp sữa. Buổi chiều, sau khi trẻ về nhà, các cô sẽ soạn giáo án, làm nghiên cứu hoặc tham gia các khóa học chuyên môn cao cấp.
Cùng nhau thưởng thức những bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng và sạch sẽ tại trường. Ảnh chụp tại trường mầm non Kuji.
Và cùng tự phục vụ trong giờ ăn.
Cô Miyasato Akemi nói rằng việc để giáo viên có thời gian suy ngẫm lại quá trình giảng dạy là rất quan trọng vì nó giúp cải thiện được năng lực của các cô. Hơn nữa , từ đó các cô có thể tạo ra được các giáo trình “vừa học vừa chơi ” xuất sắc để giúp trẻ phát triển thể chất cũng như giác quan của trẻ. “Chính vì vậy, giáo viên mầm non phải được dành thời gian để nâng cao nghiệp vụ”, phó hiệu trưởng trường mầm non Ochanomizu nhận định.
(Nguồn: Todayonline)