Thủng màng nhĩ vì mẹ không cẩn thận khi lấy ráy tai cho con
Lấy ráy tai cho con tưởng là việc đơn giản nhưng nếu không cẩn thận thì mẹ có thể làm thủng màng nhĩ của con.
Đang lấy ráy tai cho con, chị T.H (Hà Nội) thấy con hét lên kêu đau, chị vội rút dụng cụ lấy ráy tai ra thì thấy tai con chảy máu. Hốt hoảng, chị T.H đưa con tới bệnh viện thì được các bác sĩ cho biết bé đã bị thủng màng nhĩ do bị vật nhọn, cứng đâm vào tai. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết vết thủng nhỏ nên có thể tự liền mà không cần phẫu thuật vá màng nhĩ. Lúc này chị T.H mới thở phào nhẹ nhõm.
Chị H cho biết, chị hay lấy ráy tai cho con bằng bông tăm dành cho trẻ em, nhưng lần này vì soi tai con thấy có nhiều ráy tai cứng, lấy bằng bông tăm không ra được nên chị quyết định dùng dụng cụ lấy ráy tai của người lớn để làm sạch tai cho con. Không ngờ vì chị đưa dụng cụ lấy ráy tai vào sâu quá nên làm con thủng cả màng nhĩ.
Những điều mẹ cần lưu ý khi lấy ráy tai cho con
Màng nhĩ là một màng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Mhix có hình bầu dục, hơi lồi, giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra phía ngoài, và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng.
Các mẹ nên biết rằng, màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm và rộng khoảng 8mm. Màng nhĩ mỏng chỉ như một tờ giấy vì vậy khi làm vệ sinh tai hoặc lấy ráy tai cho con mẹ phải hết sức cẩn thận để đề phòng trường hợp thủng màng nhĩ.
Những bất cẩn trong việc lấy ráy tai cho con sẽ để lại những hậu quả khôn lường. (Ảnh minh họa)
Các bác sĩ tai mũi họng cho biết, kể cả người lớn hay trẻ con thì đều phải cẩn thận khi dùng vật cứng, nhọn để lấy ráy tai vì đã có không ít tai nạn xảy ra. Thậm chí nhiều bà mẹ dùng bông tăm trẻ em để làm vệ sinh tai cho con mà đưa vào quá sâu khiến con thủng màng nhĩ cũng không phải là hiếm xảy ra.
Vì thế, khi vệ sinh tai cho con mẹ phải rất chú ý, không vừa ngoáy tai vừa chơi đùa, không để tự bé cầm tăm bông, chỉ nhẹ nhàng xoay tròn tăm bông để lau hết ráy ướt ở bên ngoài, tuyệt đối không cho vào sâu.
Trong trường hợp bé có ráy tai cứng, mẹ không nên dùng vật cứng để lấy ráy tai cho con mà có thể làm mềm ráy tai trước bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai, đợi ráy tai mềm ra rồi lấy. Nếu ráy tai của bé nằm quá sâu trong tai thì mẹ không nên mạo hiểm, hãy đưa bé đến bác sĩ để nhờ lấy giúp.
Ngoài ra, có một điều quan trọng các mẹ cần lưu ý là trong trường hợp khẩn cấp khi thấy con bị chảy máu tai vì bất cứ nguyên nhân gì, không nên hốt hoảng mà phải bình tĩnh đưa con đến khám bác sĩ tai mũi họng để xem mức độ tổn thương đến đâu và tùy theo mức độ tổn thương tai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giải quyết phù hợp.
Chị H cho biết, chị hay lấy ráy tai cho con bằng bông tăm dành cho trẻ em, nhưng lần này vì soi tai con thấy có nhiều ráy tai cứng, lấy bằng bông tăm không ra được nên chị quyết định dùng dụng cụ lấy ráy tai của người lớn để làm sạch tai cho con. Không ngờ vì chị đưa dụng cụ lấy ráy tai vào sâu quá nên làm con thủng cả màng nhĩ.
Những điều mẹ cần lưu ý khi lấy ráy tai cho con
Màng nhĩ là một màng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Mhix có hình bầu dục, hơi lồi, giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra phía ngoài, và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng.
Các mẹ nên biết rằng, màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm và rộng khoảng 8mm. Màng nhĩ mỏng chỉ như một tờ giấy vì vậy khi làm vệ sinh tai hoặc lấy ráy tai cho con mẹ phải hết sức cẩn thận để đề phòng trường hợp thủng màng nhĩ.
Những bất cẩn trong việc lấy ráy tai cho con sẽ để lại những hậu quả khôn lường. (Ảnh minh họa)
Các bác sĩ tai mũi họng cho biết, kể cả người lớn hay trẻ con thì đều phải cẩn thận khi dùng vật cứng, nhọn để lấy ráy tai vì đã có không ít tai nạn xảy ra. Thậm chí nhiều bà mẹ dùng bông tăm trẻ em để làm vệ sinh tai cho con mà đưa vào quá sâu khiến con thủng màng nhĩ cũng không phải là hiếm xảy ra.
Vì thế, khi vệ sinh tai cho con mẹ phải rất chú ý, không vừa ngoáy tai vừa chơi đùa, không để tự bé cầm tăm bông, chỉ nhẹ nhàng xoay tròn tăm bông để lau hết ráy ướt ở bên ngoài, tuyệt đối không cho vào sâu.
Trong trường hợp bé có ráy tai cứng, mẹ không nên dùng vật cứng để lấy ráy tai cho con mà có thể làm mềm ráy tai trước bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai, đợi ráy tai mềm ra rồi lấy. Nếu ráy tai của bé nằm quá sâu trong tai thì mẹ không nên mạo hiểm, hãy đưa bé đến bác sĩ để nhờ lấy giúp.
Ngoài ra, có một điều quan trọng các mẹ cần lưu ý là trong trường hợp khẩn cấp khi thấy con bị chảy máu tai vì bất cứ nguyên nhân gì, không nên hốt hoảng mà phải bình tĩnh đưa con đến khám bác sĩ tai mũi họng để xem mức độ tổn thương đến đâu và tùy theo mức độ tổn thương tai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giải quyết phù hợp.
Những thủ phạm khiến bé bị viêm và nhiễm trùng tai mẹ nên biết.