Thao tác đơn giản này trước khi trữ đông sữa mẹ sẽ giúp giữ nguyên chất dinh dưỡng nhưng rất nhiều mẹ quên làm

Thu Phương,
Chia sẻ

Nhiều mẹ chọn phương pháp trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá mà ít ai biết sữa mẹ cũng có thể gặp hiện tượng cháy đông hay bỏng lạnh nếu không thực hiện đúng thao tác.

Các bà mẹ hiện đại đều không mấy xa lạ với việc trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh hoặc tủ đá. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con. Dù mẹ có bận làm việc hay đi công tác, bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Việc sử dụng tủ đông chuyên dụng cũng là lựa chọn của rất nhiều bà mẹ ngày nay bởi sự tiện dụng và khả năng lưu trữ lên đến 6 tháng dành cho con.

Hiện tượng sữa mẹ bị cháy đông trong ngăn đá liệu có còn an toàn cho bé ăn sau khi rã đông? - Ảnh 1.

Hiện tượng sữa bị cháy đông (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, có một hiện tượng xảy ra trong quá trình trữ đông sữa mẹ trong tủ đá mà không phải mẹ nào cũng biết, đó là khi mẹ phát hiện túi sữa đông lạnh có mùi lạ, các tinh thể đá kết tinh bao phủ túi sữa. Đây là hiện tượng sữa bị cháy đông hay còn gọi là bỏng lạnh.

Sữa bị cháy đông (freezer burn) là hiện tượng mất nước từ sữa đông lạnh ra môi trường ngoài khi trữ đông, hay nói cách khác là khi sữa, thực phẩm đông lạnh tiếp xúc với không khí. Sự mất nước này xảy ra trên bề mặt thực phẩm, tạo thành các tinh thể băng đá, xuất hiện trên túi sữa hoặc thực phẩm. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), về mặt an toàn thì sữa đông lạnh bị cháy đông không có vấn đề gì (không nhiễm khuẩn hay nhiễm độc), nhưng chất lượng sẽ kém: mức dinh dưỡng kém hơn do protein bị biến tính hoặc dầu mỡ bị oxy hóa, ngoại quan sản phẩm trông kém hấp dẫn.

Hiện tượng sữa mẹ bị cháy đông trong ngăn đá liệu có còn an toàn cho bé ăn sau khi rã đông? - Ảnh 2.

Sữa mẹ đông lạnh phải được bọc kín trong túi trữ sữa, bình thì sẽ hạn chế hiện tượng cháy đông (Ảnh minh họa)

Sữa mẹ đông lạnh được bảo quản trong tủ đông đá để dành trong thời gian dài cho bé sau này. Hiện tượng cháy đông hay bỏng lạnh có thể xảy ra trong thời gian này và khiến hương vị của sữa mẹ bị thay đổi. Chuyên gia tư vấn về cho con bú, bà Kristin Gourley chia sẻ trên tạp chí Romper: "Sữa cháy đông vẫn có thể cho bé ăn, nhưng cũng giống các loại thực phẩm khác, mùi vị sẽ không còn như ban đầu. Với những bé khó tính và nhạy cảm thì sự thay đổi này có thể khiến bé không muốn ăn nữa".

Thao tác đơn giản này trước khi trữ đông sữa mẹ sẽ giúp giữ nguyên chất dinh dưỡng nhưng rất nhiều mẹ quên làm - Ảnh 3.

Ngoài ra, kể cả sữa đông lạnh sau khi rã đông cũng có mùi vị thay đổi. Mẹ có thể nhận thấy sau khi rã đông, sữa mẹ sẽ tỏa ra mùi như xà phòng hoặc có mùi chua, nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Sữa mẹ có chứa lipase, một loại enzyme thường có trong sữa mẹ, có tác dụng giúp phá vỡ chất béo trong sữa để các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo và axit béo, bảo vệ em bé khỏi bị ốm bệnh.

Cách tốt nhất để tránh hiện tượng sữa đông lạnh bị cháy đông đó là bảo quản đúng cách, điều đó có nghĩa là ép càng nhiều không khí ra khỏi bình, túi trữ sữa càng tốt trước khi đóng và cất bảo quản. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên các bà mẹ nên sử dụng hộp có nắp đậy kín được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa để bảo quản sữa mẹ, tránh dùng túi nhựa không được thiết kế dành riêng cho việc bảo quản và lưu trữ sữa mẹ. Thêm vào đó, khi cần trữ sữa trong thời gian dài, mẹ có thể đóng gói thêm nhiều lớp túi hoặc hộp đựng để ngăn sữa bị tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Hiện tượng sữa mẹ bị cháy đông trong ngăn đá liệu có còn an toàn cho bé ăn sau khi rã đông? - Ảnh 3.

Mẹ nên chia sữa thành các lần ăn phù hợp với bé, sau khi rã đông thì không nên cấp đông trở lại (nhr minh họa)

Bà Teresa Maria Ribano, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia tư vấn cho con bú tại Trung tâm Y tế Makati (Phillipin), chia sẻ 'Quy tắc số 3' khi bảo quản sữa mẹ: 3 giờ, 3 ngày, 3 tháng.

- Nếu để sữa mẹ ở nhiệt độ phòng 30 độ C, sữa sẽ dùng được trong vòng 3 giờ.

- Nếu để sữa vào ngăn mát tủ lạnh, sữa sẽ dùng được trong 3 ngày.

- Nếu để sữa đông lạnh trong ngăn đá, sữa sẽ dùng được trong vòng 3-6 tháng.

Tuy nhiên mẹ lưu ý nếu sữa bé đang uống dở thì nên cho bé uống hết trong vòng 1-2 giờ mà thôi. Mẹ nên chia sữa thành các lần ăn phù hợp với bé, sau khi rã đông thì không nên cấp đông trở lại. Chú ý quy tắc "Nhập trước - xuất trước" – túi/bình nào cấp đông trước thì lấy cho bé ăn trước, lần lượt mẹ nhé.

Nguồn: Parent

Chia sẻ