Tận mắt chứng kiến sự phát triển kì diệu của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kì

Thu Phương,
Chia sẻ

Tam cá nguyệt thứ nhất hay ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm với cả mẹ và em bé trong bụng vì đây là lúc thai nhi mới thụ tinh và bắt đầu hình thành trong cơ thể người mẹ.

Mang thai và sinh con là thiên chức của bất kì người phụ nữ nào. Niềm hạnh phúc khi đón con đến với cuộc sống gia đình luôn là điều mà các bà mẹ mong mỏi và chờ đợi nhất. Để giúp các mẹ nắm bắt được đầy đủ sự phát triển của em bé trong thai kì, những đoạn video mô phỏng trong hành trình mang thai sẽ mang lại những thông tin cơ bản và hữu ích nhất.

Tận mắt chứng kiến sự phát triển kì diệu của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kì - Ảnh 1.

Trứng được thụ tinh phát triển thành phôi thai và làm tổ trong dạ con người mẹ.

Từ khi bắt đầu đến lúc sinh nở, mang thai được chia làm 3 giai đoạn: Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu tiên), tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa) và tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối).

Ở tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể mẹ vừa nhận được “tín hiệu” về chuyện bầu bí và bắt đầu thay đổi để chuẩn bị cho hơn 9 tháng “mang nặng” sắp tới. Tam cá nguyệt thứ nhất hay 3 tháng đầu thai kì là giai đoạn thai nhi mới thụ tinh và bắt đầu phát triển trong cơ thể người mẹ.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên.

Ở những tuần đầu, phôi thai chưa có nhiều khác biệt, nếu siêu âm vẫn chưa thể phát hiện phôi. Sang đến tuần thứ 5, bác sĩ có thể thấy phôi thai trong dạ con của mẹ. Dây rốn bắt đầu hình thành kết nối mẹ và bé và giúp lấy dưỡng chất nuôi thai.

Tuần thai thứ 6 chứng kiến sự phát triển tim và phổi của thai nhi. Lúc này bé dài khoảng 0.4cm. Sang tuần kế tiếp, em bé có kích thước bằng hạt lựu. Tế bào chồi nang hình thành sau này sẽ phát triển thành cánh tay và chân của bé. Mắt, miệng và dạ dày cũng bắt đầu hình thành.

Tận mắt chứng kiến sự phát triển kì diệu của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kì - Ảnh 3.

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn thai nhi mới thụ tinh và bắt đầu phát triển trong cơ thể người mẹ.

Sang tuần thứ 8, bé lớn bằng hạt cà phê, có thể di chuyển và “bơi” trong bụng mẹ nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận rõ. Màng ngón tay và ngón chân xuất hiện, các cơ quan chính gần như được hình thành đầy đủ.

Tuần thứ 9, em bé có kích thước bằng hạt đậu phộng. Mí mắt, mũi rồi xương sống của em bé cũng bắt đầu hình thành, mặc dù mới chỉ là xương mềm.

Tuần thứ 10 bé đã dài 2.5cm và sang tuần 11, bé có thể tăng gấp đôi kích thước lên đến 5cm. Bé lớn bằng quả dâu tây, 1 số bộ phận như răng, ruột, và bộ phận sinh dục bắt đầu hình thành.

Bước sang tuần thứ 12 - tuần cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, em bé dài khoảng 6.3cm. Mũi và cằm hình thành rõ nét hơn trước.

Nếu là người nhạy cảm hoặc đã từng có con, mẹ có thể bắt đầu cảm nhận được những chuyển động rất nhỏ của em bé trong bụng rồi. Kết thúc 3 tháng đầu với bao lo lắng và những biểu hiện nghén đầu tiên, gây khó chịu, hay nôn ói, bây giờ mẹ và bé cùng bước sang tam cá nguyệt thứ 2 – đây được coi là giai đoạn trăng mật của thai kì.

Nguồn: Pregnancy

Chia sẻ