Tâm sự của một bà mẹ có con trai là nạn nhân của "bạo lực học đường" khiến các bậc phụ huynh phải suy ngẫm

Viết Minh NF,
Chia sẻ

"Mười năm trước con đã dùng hết sức để đến bên tôi. Nhưng tôi không bảo vệ tốt cho con, để con chịu sự bắt nạt sỉ nhục của các bạn học, thực sự tôi đã quên việc làm mẹ..."

Khi còn là sinh viên đại học, trong lòng tôi luôn mong mỏi sau này sẽ trở thành một chuyên gia về giáo dục trẻ. Năm đầu tiên đi làm tôi có nhận được một bức thư của một bà mẹ có con mới tốt nghiệp: "Mười năm trước, tôi đã dùng hết toàn bộ sinh lực để đẻ ra đứa con trai bây giờ. Mười năm trước, con đã dùng hết sức lực của bản thân để đến bên tôi. Nhưng tôi không bảo vệ tốt cho con, để con chịu sự bắt nạt sỉ nhục của các bạn học, thực sự tôi đã quên việc làm mẹ...".

Tâm sự của một bà mẹ có con trai là nạn nhân của bạo lực học đường khiến các bậc phụ huynh phải suy ngẫm - Ảnh 1.

Trường học là nơi để con trẻ học tập và vui chơi... (Ảnh minh họa)

Đọc xong bức thư trong lòng tôi vô cùng hối hận và tự trách. Bởi tôi đã từng nhìn thấy nam sinh này bị các bạn mình bắt nạt, bị dùng sách đánh vào đầu. Khi đó tôi cũng đã gọi điện thoại thông báo sự việc cho các phụ huynh biết.

Tôi cứ ngỡ rằng những đứa trẻ đó vốn rất nghịch gợm, việc bắt nạt này cũng có khi chỉ xảy ra duy nhất một lần. Nhưng các thầy cô nói rằng: "Xem ra cái cậu XX của lớp em tuy to cao nhưng mà thường xuyên bị người khác ức hiếp, thập chí còn bị nhóm học sinh bắt uống nước tiểu, mẹ của cậu ấy đã đến trường làm náo loạn mấy phen nhưng chả có tác dụng gì cả."

Khi đó tôi vốn dĩ không tin bèn hỏi lại: "Tại sao lại có những đứa trẻ ương bướng như vậy, tại sao lại không có ai quản lý chúng chứ? Các đồng nghiệp trả lời rằng: "Không phải là không có ai quản lý mà những đứa trẻ này đều thuộc gia đình có thế lực, không ai dám đứng ra xử lý".

Tâm sự của một bà mẹ có con trai là nạn nhân của bạo lực học đường khiến các bậc phụ huynh phải suy ngẫm - Ảnh 2.

... chứ không phải là nơi để diễn ra bạo lực. (Ảnh minh họa)

Bây giờ thì tôi đã hiểu rõ sự bất lực và nỗi đau của các trẻ bị bắt nạt. Về sau khi có cuộc họp phụ huynh tôi đã nói rõ với mọi người rằng: "Đầu tiên đối với những đứa trẻ thích đi ức hiếp người khác, lần đầu tôi sẽ nhẫn nại giải thích cho các trẻ biết hành vi sai trái của mình, để chúng biết đánh người là sai trái và phải xin lỗi bạn. Lần thứ 2 tôi sẽ mời các phụ huynh tới để cho các em biết tính nghiêm trọng của sự việc. Nếu như tái diễn lần 3, vậy thì các phụ huynh chớ có trách tôi không thông báo trước, tôi sẽ giúp các em đánh trả, yêu cầu các em bị bắt nạt sẽ đánh trả lại. Các phụ huynh có sự nghi ngờ gì về phương thức giáo dục của tôi có thể nói ra, nhưng tôi không muốn bất kỳ đứa trẻ nào về sau đi vào con đường trái pháp luật."

Cha mẹ luôn dạy tôi rằng: "Con chớ có đi gây sự với người khác, thì người khác sẽ không gây sự với con. Chớ có tùy tiện động chân động tay với người khác, đây là một hành vi không có lý trí. Thậm chí người ta có đánh con thì con cứ bỏ chạy đi. Nhưng con nên nhớ rằng, nếu như con chạy không giải quyết được điều gì, vậy thì hãy đáp trả. Chúng ta không phải sợ gây sự mà là không được tùy ý gây sự. Sau khi bị kẻ khác ức hiếp mình phải biết phản kháng, nhưng tuyệt đối không chỉ đơn giản là đánh trả lại thôi đâu nhé!"

Tôi thấy cách giáo dục của tôi không có vấn đề gì cả, cũng không muốn nói rằng bản thân mình lớn lao như nào. Tôi chỉ hy vọng có sự chỉ dẫn đúng đắn cho các trẻ, khiến chúng biết vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề. Khi trẻ bị kẻ khác bắt nạt, các mẹ thường dạy con như thế nào?

Ngun: QQ

Chia sẻ