Sự thật và ngộ nhận về đau đẻ

Theo Tri thức trẻ,
Chia sẻ

Ngoài tâm lý sợ hãi, nhiều nhân tố khác thí dụ tình trạng mệt mỏi, trạng thái khát nước, đói bụng, bất lực cũng làm tăng cảm giác đau đớn.

1. Sự sinh nở sẽ dễ dàng hơn – trường hợp có sự hiện diện của người thân

- Chính xác

- Chồng, mẹ, chị (em) gái, bạn gái – sự có mặt của một trong những đối tượng đó sẽ giúp bạn có cảm giác an toàn hơn. Khoa học đã chứng minh: stress nhỏ hơn tương đương căng thẳng ít hơn, có nghĩa ít đau đớn. Tuy nhiên sẽ không cần sự hiện diện của họ - nếu bạn cảm thấy hoàn toàn tự tin và thoải mái.

2. Có nhiều cách làm giảm đau tự nhiên

- Chính xác

+ Trong đó có thể kể:

- Tắm vòi sen nước nóng. Để dòng nước ấm chảy lên bụng và đoạn dưới cột sống.

- Tắm bồn. Có thể thực hiện, khi đã mở cỡ 4 – 5 cm, sự co thắt đã đủ mạnh. Thời gian có thể kéo dài, tuy nhiên cứ sau 30 phút cần phải bước ra khỏi bồn, để áp huyết trở lại bình thường và ổn định tuần hoàn máu.

- Mát xa. Nhất là đoạn dưới cột sống – có thể mạng lại cảm giác dễ chịu và thư thái.

- Hô hấp đúng cách. Không chỉ phát huy tác dụng giúp mẹ quên cảm giác đau, mà còn cải thiện tình trạng cung cấp oxy cho con nhỏ.

- Những phương pháp giảm đau khác, thí dụ, châm cứu, yoga, ngồi trên quả bóng… Cho dù không cách nào có thể hoàn toàn triệt tiêu cảm giác đau, song mỗi cách đều có thể mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

3. Gây tê chỉ phát huy tác dụng với mẹ…

- Sai

- Dĩ nhiên đối với trẻ, mẹ đẻ tự nhiên bao giờ cũng tốt nhất, tuy nhiên trong nhiều trường hợp giải pháp gây tê người mẹ cũng mang lại lợi ích cho con nhỏ. Bằng cách nào? Đơn giản: nhờ hiệu ứng gây tê, với ngưỡng cảm nhận đau rất thấp người mẹ sẽ thở được sâu hơn và cộng tác tốt hơn với bà đỡ, thay vì tập trung duy nhất vào trạng thái đau đớn. Cảm giác đau vượt qua ngưỡng chịu đựng gây ra tâm trạng sợ hãi, sợ hãi thổi phồng lên cảm giác đau, trong khi cảm giác đau làm tâm trạng sợ hãi lớn hơn. Vòng tròn luẩn quẩn khép kín, tình hình căng thẳng đến mức có thể trở nên nguy hiểm cả với người mẹ và đứa trẻ. Nỗ lực làm giảm đau bên ngoài là giải pháp tốt hơn nỗ lực tìm kiếm lấy được chỉ định đẻ mổ.
 

 
4. Gây tê nhằm loại bỏ hoàn toàn cảm giác đau đẻ

- Sai

- Trái với tên gọi, gây tê được áp dụng không nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn cảm giác đau đớn, chỉ làm cho nó dễ chịu hơn. Vì sự tốt đẹp cả cho mẹ và cho con. Liều gây tê quá cao có thể kìm hãm phản xạ đẻ và gây không ít tác dụng phụ tiêu cực.

5. Không phải tất cả phương pháp gây tê đều hiệu quả như nhau.

- Chính xác

- Gây tê đường tĩnh mạch hoặc đường tiêm bắp hiệu quả thấp nhất. Chỉ làm dịu gần 10 phần trăm cảm giác đau, bắt đầu phát huy tác dụng sau 10, 15 phút. Có thể duy trì trong thời gian hai, ba tiếng. Gây tê ngoài màng cứng là giải pháp hiệu quả nhất và an toàn nhất.

6. Gây tê có thể ảnh hưởng đến con

- Chính xác, nhưng…

… Đau quá sức, tâm trạng hoảng loạn, những hormone stress lưu thông trong máu người mẹ (tức cả máu con) – cũng ảnh hưởng tiêu cực đến “mặt trời tí hon”! Ngoài ra tất cả còn phụ thuộc vào dạng gây tê cụ thể. Biệt dược đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thực tế ảnh hưởng đến con nhỏ - có thể làm cho trẻ sinh ra bị choáng, sẽ gặp khó khăn với hô hấp và bú mẹ. Với trường hợp gây tê ngoài màng cứng sẽ khác: liều thuốc nhỏ, có nghĩa, không có “hoá chất” thâm nhập vào cơ thể “mặt trời tý hon”. Tuy nhiên gây tê có thể tác động gián tiếp lên con nhỏ: nếu người mẹ bị tụt áp huyết, con cũng cảm thấy. Vì thế cả hai cần được bác sĩ theo dõi liên tục.

7. Gào thét cũng phát huy tác dụng

- Chính xác

- Tuy nhiên không phải với mọi trường hợp. Gào thét, có thể chứng kiến trong phim ảnh – hoảng hốt và sợ hãi – không giúp gì. Trái lại, có thể gia tăng căng thẳng. Cũng may tại các nhà hộ sinh thường nghe dạng gào thét khác – đó là tiếng vọng sau nỗ lực, không phải vì đau đớn, hoảng sợ hay bất lực. Những âm thanh rên rỉ, trầm lắng rất khó mô tả, người mẹ tương lai loại bỏ căng thẳng và thư giãn cơ bắp (kể cả đường sinh đẻ), nhờ thế lực co bóp được tận dụng hiệu quả hơn.

8. Đẻ trong môi trường nước ít đau hơn

- Chính xác

- Những phụ nữ đã đẻ trên giường và trong môi trường nước cho rằng, sự khác biệt cực lớn. Trong bồn tắm môi trường bình an hơn, dễ chịu hơn và đối tượng dễ chọn tư thế thuận lợi hơn. Người đẻ chịu đau tốt hơn và cảm thấy an toàn hơn. Phòng đẻ cách ly, không khí ấm cúng, toàn bộ bối cảnh đi kèm đẻ trong nước (chiếu sáng vừa phải, âm nhạc…) – tất cả đều phát huy tác dụng tích cực. Tác động hữu ích của nước với quá trình sinh nở đã được khoa học xác nhận. Cơ bắp được thư giãn dẫn đến giãn nở cổ tử cung nhanh hơn. Hiếm có người mẹ phải cắt cửa mình.

9. “Mẹ đẻ thế nào, con gái cũng sẽ như vậy”.

- Không chính xác.

- Con gái không bắt buộc “y hệt mẹ” về mặt thể chất. Và điều kiện nhà hộ sinh rất có thể cũng thay đổi.
 
Chia sẻ