Sự khác biệt giữa trẻ sinh ra bởi mẹ "ốm nghén thường xuyên" và "không ốm nghén"

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Ốm nghén là tình trạng khiến nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nhưng điều đó còn có liên quan mật thiết tới sự phát triển của em bé sau này.

Bà bầu chắc chắn không còn quá xa lạ với tình trạng ốm nghén. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, một số bà bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn, chán ăn và các triệu chứng khác, thậm chí một người còn bị ốm nghén kéo dài suốt thai kỳ. Tuy nhiên, một số bà bầu không gặp phải những khó chịu này, thai kỳ tương đối ổn định.

Một số người cho rằng, trẻ sinh ra từ bà mẹ ốm nghén sẽ thông minh hơn, số khác lại cho rằng bà mẹ không ốm nghén thì con sẽ hấp thụ hết thức ăn từ người mẹ, như vậy sẽ có thể chất tốt hơn.

Vậy đâu là sự khác biệt giữa trẻ sinh ra bởi người mẹ "không ốm nghén" và "thường xuyên ốm nghén"?

Sự khác biệt giữa trẻ sinh ra bởi mẹ "ốm nghén thường xuyên" và "không ốm nghén" - Ảnh 1.


Sự khác biệt giữa người mẹ "không ốm nghén" và "thường xuyên ốm nghén"

Dựa trên những cơ sở khoa học, có một số điều khác biệt giữa 2 kiểu bà bầu ốm nghén và không ốm nghén. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà có cách điều chỉnh thích hợp để cho thai nhi phát triển bình thường.

- Lượng dinh dưỡng nạp vào

Ốm nghén có thể dẫn đến chán ăn, buồn nôn và nôn ở bà bầu, từ đó ảnh hưởng đến việc trẻ hấp thu chất dinh dưỡng.

Nếu bà bầu không thể ăn uống một cách bình thường và gần như "ăn gì nôn nấy", việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, vitamin và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh, chậm phát triển. 

- Cân nặng

Bà bầu có thể tăng cân chậm hơn do chán ăn bởi ốm nghén.

Việc tăng cân của bà bầu có mối liên hệ nhất định với sự phát triển của thai nhi. Nếu bà bầu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cân nặng của trẻ sinh non nhẹ cân có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và nguy cơ mắc bệnh.

Sự khác biệt giữa trẻ sinh ra bởi mẹ "ốm nghén thường xuyên" và "không ốm nghén" - Ảnh 2.


- Quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi

Triệu chứng ốm nghén là do sự thay đổi nồng độ hormone ở phụ nữ mang thai. Những thay đổi nội tiết tố này có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi.

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ những bà mẹ mang thai bị ốm nghén nặng có thể có những khác biệt nhất định về các chỉ số phát triển thần kinh.

- Tâm trạng

Ngoài ra, tình trạng "ốm nghén" và "không ốm nghén" sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến trạng thái tâm lý, cảm xúc của bà bầu.

Ốm nghén sẽ khiến bà bầu rất khó chịu về mặt thể chất, đặc biệt là ở dạ dày, đồng thời những khó chịu về thể chất này cũng sẽ mang đến những đau đớn, lo lắng về tâm lý. Điều này có thể xảy ra cãi vã, mâu thuẫn trong gia đình.

Bà bầu không bị ốm nghén sẽ có tâm trạng tốt hơn, mỗi ngày được ăn uống đầy đủ, thể chất tốt, thai nhi hấp thụ đủ chất dinh dưỡng nên bà bầu sẽ dễ dàng duy trì tâm trạng tích cực hơn.

Trạng thái cảm xúc tích cực cũng sẽ có tác động tích cực hơn tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Mối quan hệ cụ thể giữa ốm nghén và sự phát triển của thai nhi là không tuyệt đối, bởi vì cơ thể và trải nghiệm mang thai của mỗi bà bầu khác nhau, thời gian và mức độ ốm nghén cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, ngay cả khi xuất hiện triệu chứng ốm nghén cũng không có nghĩa là sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.

Điều quan trọng nhất khi mang thai là thể trạng của bà bầu, không chỉ cần quan tâm, chú ý đến sức khỏe thể chất và tinh thần khi mang thai mà còn phải đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện hợp lý và khám sức khỏe thường xuyên, để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.

Chia sẻ