Sự khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ được mẹ và bà chăm sóc
Khi vào mẫu giáo, có sự khác biệt lớn giữa những đứa trẻ được mẹ và bà chăm sóc.
Có một người mẹ giấu tên chia sẻ trên mạng rằng, khi cô còn nhỏ, gia đình tương đối nghèo. Lúc 2 tuổi, mẹ cô không chịu nổi cái nghèo nên đã bỏ đi, để lại 2 cha con nương tựa nhau mà sống.
Bố cô là một người đàn ông chăm chỉ nhưng tính cách nóng nảy, khá thô bạo. Điều này khiến cô ít nói, trầm tính, thường giấu mọi thứ trong lòng. May mắn thay, khi cô lớn lên thì gặp được một người bạn trai tốt, cả 2 nhanh chóng kết hôn. Chồng cô là một người ấm áp, vui vẻ nên khi cưới cô cảm thấy rất hạnh phúc.
Không lâu sau khi cưới, cô mang thai đôi, vì không thể cùng lúc chăm sóc các con nên cô đã gửi một đứa về cho bà nội nuôi. Mẹ chồng cô là một người vui vẻ, tính tình xởi lởi, nói nhiều. Bà thường đưa cháu tới những nơi có nhiều người và rất tích cực trò chuyện với cháu mình.
Ngược lại, cô từ nhỏ đã trầm tính, mặc dù chăm sóc con cẩn thận nhưng cô ít nói chuyện với con mình.
Khi 2 đứa con được 3 tuổi thì cô đón con về nhà để 2 chị em đi học mẫu giáo. Sau một thời gian, giáo viên nhận xét 2 chị em tuy có ngoại hình giống nhau nhưng tính cách lại trái ngược.
Trong khi cô chị được bà nuôi thì nói nhiều, hoạt bát, còn cô em được mẹ nuôi thì ít nói, nhút nhát hơn. Khoảng cách giữa 2 đứa trẻ thể hiện rõ ràng nhất khi chúng đi học mẫu giáo.
Sự khác biệt giữa 2 đứa trẻ phản ánh môi trường chúng sống
2 chị em được mẹ và bà nuôi dưỡng có sự khác biệt đáng kể về những điều dưới đây:
- Kỹ năng ngôn ngữ
Khả năng diễn đạt của cô chị rất tốt, thích hát và nhảy trong lớp, thường xuyên trả lời các câu hỏi của giáo viên, thậm chí cô bé còn chủ động kể chuyện cho các bạn trong lớp nghe. Vì tính tình hòa đồng, vui vẻ nên cô bé được giáo viên và bạn bè rất yêu quý.
Trong khi đó, cô em được nuôi dưỡng bởi một người mẹ trầm tính nên khả năng diễn đạt rất hạn chế, khi đi học rất khép mình, ít nói chuyện với các bạn.
Vì vậy, dù rất giống nhau nhưng chỉ cần mở miệng nói chuyện là giáo viên sẽ phân biệt được đâu là cô chị, đâu là cô em.
- Mối quan hệ với mọi người xung quanh
Vì cô chị hoạt ngôn, hòa đồng nên nhanh chóng hòa nhập với các bạn khi đi học mẫu giáo, trở thành đứa trẻ được mọi người yêu quý, các bạn trong lớp rất thích chơi với cô bé.
Cô em gái trở thành "cái đuôi" của chị gái, chỉ có đi theo chị thì cô bé mới cảm nhận được sự hiện diện của mình trong lớp. Vì không thích nói chuyện nên các bạn trong lớp không chơi với cô bé.
- Khả năng học tập
Vì cô chị có kỹ năng ngôn ngữ tốt, hòa đồng với các bạn trong lớp nên được giáo viên chú ý, thường giao cho cô bé nhiều trọng trách hơn, thậm chí chỉ dạy những thứ mà các bạn khác không được dạy. Hơn nữa, cô bé cũng ham học hỏi nên càng được giáo viên chú ý.
Cô em gái không thích nói chuyện, bị động ở trường, việc học bị ảnh hưởng nhiều và không được giáo viên quan tâm nhiều như với cô chị.
Khi 2 chị em trở về nhà, cô chị thường kể cho bà nghe những gì đã xảy ra ở trường mẫu giáo, hát cho bà nghe những bài mình học được. Nhưng khi cô em về, khi được hỏi thì chỉ trả lời vài câu rất ngắn gọn.
Tại sao việc nói chuyện có thể kích thích não bộ của trẻ em?
Việc nói chuyện với trẻ có thể kích thích não bộ như sau:
1. Phát triển ngôn ngữ
Khi trẻ nghe và liên tục được nói chuyện, các khu vực trong não bộ liên quan đến ngôn ngữ sẽ được kích thích. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, từ vựng và khả năng diễn đạt.
2. Phát triển kỹ năng xã hội
Khi trẻ được nói chuyện, chúng học cách giao tiếp, chia sẻ ý kiến và lắng nghe người khác. Điều này giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và học cách tương tác với người khác.
3. Tăng cường mối quan hệ gia đình
Việc nói chuyện giúp tạo ra một không khí gia đình ấm áp và gần gũi, giúp tăng cường mối quan hệ giữa trẻ và các thành viên trong gia đình. Khi trẻ cảm thấy được quan tâm và lắng nghe, chúng sẽ cảm thấy yêu thương và an toàn hơn.
4. Phát triển trí thông minh
Khi trẻ được đặt ra những câu hỏi và thách thức trong quá trình nói chuyện, chúng được khuyến khích tư duy và phát triển trí thông minh. Việc phải suy nghĩ, trả lời các câu hỏi phức tạp có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề.