Sợ vì lịch tiêm phòng của con dày đặc

Thu Hằng,
Chia sẻ

Chị Hải giật mình cứ thấy ngày mai đã là ngày tiêm phòng của con. Chỉ vì mỗi lần cho con đi tiêm, ông bà nội lại cằn nhằn: “Tiêm gì mà lắm thế. Suốt ngày tiêm”.

Ông bà cũng có cái lý của ông bà. Từ hồi Bi mới sinh tới giờ, tháng nào cũng có lịch tiêm, rồi uống vac-xin phòng tiêu chảy. Bà nội đi cùng lại thấy xót vì tiêm nào có ít tiền. Đi tiêm về, Bi lại ngây ngấy sốt, ăn ít hẳn.

Tháng nào, Bi đi tiêm chủng cũng tới vài trăm nghìn đồng. Tiêm mũi tổng hợp, rồi uống thuốc các thứ, lên tới hơn 1 triệu cơ đấy. Đi về, bà lại kể với ông: “Hồi xưa có tiêm gì đâu mà vẫn sống tốt. Ở quê, lấy đâu ra tiền mà tiêm”.

Chị Hải chẳng biết phải giải thích với bố mẹ chồng. Theo chị tìm hiểu, tiêm phòng là phương pháp hiệu quả để giúp trẻ có thể phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ... Tuy nhiên, chị chắc là ông bà nội vẫn còn e ngại mỗi lần cho cháu đi tiêm chủng vì có những phản ứng phụ như sốt, sưng tấy đỏ chỗ tiêm.

Hơn nữa, lịch tiêm chủng dầy đặc cũng là một lý do không thuyết phục ông bà.

Giải pháp “tiêm mũi tổng hợp”

Khi đưa con đi tiêm phòng, đa số các bố mẹ đều muốn làm thế nào để con phòng được nhiều bệnh nhất, ít bị các phản ứng phụ và số lần tiêm càng ít càng tốt. Tại các phòng tiêm chủng hiện nay, đã có những mũi tiêm tổng hợp, vừa giúp giảm số lần tiêm so với tiêm từng vacxin riêng lẻ. Các bố mẹ nên lựa chọn mũi tiêm tổng hợp này cho con của mình. Hơn thế, lịch tiêm chủng sẽ ngắn hơn và rất dễ nhớ, chi phí giảm.

Tuy nhiên, để hạn chế được các phản ứng phụ đáng tiếc có thể xảy ra cho bé khi tiêm phòng, bố mẹ cần lưu ý nhé!

Nên tiêm phòng cho trẻ đúng độ tuổi quy định theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.

Không nên tiêm phòng cho bé khi bé đang ị bệnh hoặc sức khỏe không tốt. Khi nào bé thật khỏe mạnh, hãy mang bé đi tiêm phòng.

Bố mẹ hãy nhờ bác sỹ tư vấn thật kỹ trước khi lựa chọn mũi tiêm cho bé. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mũi tiêm ở các nước khác nhau. Tốt nhất hãy lựa chọn những mũi tiêm phối hợp có chức các thành phần kháng nguyên có lợi, làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm như: giảm sốt, giảm đau, sưng ở chỗ tiêm....

Sau khi tiêm ngừa, bé có thể cảm thấy khó chịu một chút, thậm chí sốt nhẹ. Mẩn đỏ, sưng nhẹ, và hơi nhức quanh vùng tiêm là chuyện bình thường. Nếu bé gặp vấn đề khác thường, bạn nên đưa bé đến bác sĩ.
 
Bố mẹ hãy đưa con đi tiêm phòng đúng lịch nhé!
 
Những tác dụng dụng phụ của việc tiêm ngừa đều không đáng kể, và thời gian cũng chỉ trong vòng một ngày, rất hiếm khi có những biến chứng nguy hiểm như co giật do sốt cao. Nếu có thì cũng nhanh qua và không ảnh hưởng lâu dài.

Hiểu rõ thêm một số loại vaccine tiêm phòng

Loại vaccine ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà thường được tiêm một lần vào hai tháng, bốn tháng và sáu tháng tuổi. Vaccine ngừa viêm màng não được tiêm cùng thời gian ngừa 3 loại trên. Vaccine ngừa bại liệt thường được uống ba lần, đồng thời với 3 loại bệnh trên. Tất cả những loại này cần thực hiện đúng trình tự, đủ ba lần để bé đảm bảo được miễn nhiễm, riêng loại uống ngừa bại liệt lần thứ ba chỉ dành cho những vùng đang có nguy cơ dịch bệnh hoành hành.

Khi bé tròn một tuổi, bố mẹ nên đưa con đi thử lao. Điều này sẽ không gây đau đớn cho  bé.

Nếu bố mẹ nhiễm viêm gan siêu vi B, bé cần được tiêm ngừa bằng globulin ngay sau khi sinh, và được chủng ngừa lại khi bé được từ 1-6 tháng tuổi.

Chia sẻ