Phòng bệnh sởi khi mang bầu: những điều cần biết

Admicro,
Chia sẻ

Phụ nữ bị nhiễm bệnh sởi trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con.

Vì vậy bà bầu cần có những biện pháp để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.

Những nguy hiểm khi bà bầu mắc sởi

Nếu trẻ em khi mắc sởi thường có biến chứng bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở người lớn thường là biến chứng viêm não. Phụ nữ mang thai khi mắc sởi không những ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn tác động nghiêm trọng tới thai nhi trong bụng. 

Khi nhiễm sởi, điều đáng lo là bà bầu bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi kẽ, viêm phổi phối, viêm đường tiết niệu... Đặc biệt, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Một điều đáng lo ngại nữa khi bà bầu mắc sởi là sốt cao sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sốt tức là virus sởi đã nhiễm vào cơ thể có thể làm suy giảm miễn dịch. Sốt cao như vậy có thể khiến sảy thai hoặc thai chết lưu. Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C. Nếu bà mẹ bị sốt 39-40 độ C cũng có nghĩa em bé chịu đựng nhiệt độ trong tử cung ở mức 40-40,5 độ C. Mức nhiệt độ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi.
 
Phòng bệnh sởi khi mang bầu: những điều cần biết 1
Khi nhiễm sởi, điều đáng lo là bà bầu bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. 

Mức độ ảnh hưởng của bệnh sởi tới thai nhi tùy thuộc vào từng thời điểm người mẹ nhiễm sởi, cụ thể:

- Nếu 3 tháng đầu mắc sởi nguy cơ dị dạng thai nhi hoặc sẩy thai rất cao, sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật.
- Trong 3 tháng giữa nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai.
- 3 tháng cuối nguy cơ gây dị dạng thai không cao nhưng có thể khiến mẹ bầu phải đẻ non hoặc thai chết lưu.

Bà bầu cần làm gì để bảo vệ bản thân và thai nhi?

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm nên các bà bầu dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, rubella… Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh sởi ở bà bầu không cao nhưng việc phòng ngừa cũng vô cùng cần thiết. Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trong thời gian mang thai là tiêm phòng và giữ vệ sinh sạch sẽ.

- Chị em nên tiêm phòng sởi ít nhất là 3 tháng trước khi có bầu để có kháng thể chống virus sởi trong người. 
 
Phòng bệnh sởi khi mang bầu: những điều cần biết 2
Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi trong thời gian mang thai là tiêm phòng…

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp tăng khả năng đề kháng với các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nên dùng loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn như Lifebuoy là tốt nhất. Theo WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng đã làm giảm nguy cơ lây mắc các bệnh cúm, sởi, tay chân miệng, các dịch bệnh đường tiêu hoá, các nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như Tả, SARS… 

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sẽ hạn chế cơ hội virus xâm nhập vào cơ thể vì xà phòng diệt khuẩn có thể “tẩy” được vi khuẩn, virus gây bệnh.  

Phòng bệnh sởi khi mang bầu: những điều cần biết 3
…và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Ngoài ra, bà bầu cũng cần thực hiện những biện pháp tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc sởi như: 
- Đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.
- Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.
- Nếu trong nhà có người lớn, trẻ nhỏ bị sởi phải cách ly và không được tiếp xúc tránh bị lây sởi.
- Khi bị sốt, phát ban cần đi khám ngay để có lời khuyên chu đáo của bác sĩ chuyên khoa lây. Mặt khác, sản phụ cần được theo dõi cả mẹ lẫn thai khi bị nhiễm sởi.
- Dùng bất cứ loại thuốc hay lá dân gian nào cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được xông sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Chia sẻ