"Nút chờ" là gì mà các mẹ luyện nếp sinh hoạt EASY cho con sợ nhất?

Minh Nhật,
Chia sẻ

Nhiều mẹ chia sẻ rằng, "nút chờ" chính là điều sợ nhất trong EASY. Bởi đây là bước bị nhiều gia đình phản đối nhất, khiến việc luyện EASY cho con dễ "xôi hỏng bỏng không". Tuy nhiên sự thật có như vậy?

Nút chờ trong EASY là gì?

Nút chờ trong EASY hiểu đơn giản nhất là khoảng thời gian mẹ theo dõi tiếng khóc của con mà không làm gì cả. Điều này giúp mẹ nhận ra đúng nhu cầu của trẻ để đáp ứng.

Nút chờ được tính từ lúc con bắt đầu khóc to đến khi mẹ đáp ứng được nhu cầu của trẻ hoặc trẻ có thể tự nín khóc. Thay vì cứ thấy con khóc là mẹ lao vào dỗ hoặc cho bé ti thì nút chờ giúp mẹ lắng nghe con và có thể luyện cho bé tự chuyển giấc thành thạo.

Theo hot mom Hà Chũn (Hachun Lyonnet) - người đã mang phương pháp EASY về Việt Nam, đây là bước mà nhiều mẹ sợ nhất và bị nhiều gia đình phản đối nhất: "chúng mày không có tim hay sao mà thấy con khóc không dỗ". Ngoài ra, nhiều mẹ luyện EASY cho con đã bỏ qua bước này, chỉ cho bé vào môi trường ngủ, quấn bé rồi đặt phịch con xuống cũi – quay lưng, khép cửa và đi ra ngoài. Điều này dẫn đến việc bé khóc quá nhiều, con không tự ngủ được nữa. Và lâu dần thì việc luyện EASY thất bại.

"Nút chờ" là gì mà các mẹ luyện nếp sinh hoạt EASY cho con sợ nhất? - Ảnh 1.

Tại sao phải có nút chờ?

Khi con khóc, phải đến 90% các mẹ và người thân trong gia đình trẻ luống cuống, không biết làm gì để "tắt" âm thanh khó chịu đó đi. Chỉ cần bé cất tiếng "oe" đầu tiên là mẹ phi như bay vào giường, bế bé lên với suy nghĩ phủ định ngay từ đầu: "Chắc con không thể tự ngủ được". Việc làm đó khiến trẻ sẽ quen với việc mẹ có ở bên, con không thể học cách tự ngủ được.

"Tự ngủ cũng hơi giống việc muốn học được cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp thì mẹ phải thả tay ra khỏi người con. Hãy cho con một cơ hội tự xoay sở! Hầu hết các mẹ sau khi thực hiện nút chờ: đi ra ngoài chờ con khóc đủ 3-5-7 phút mới vào đặt ti giả, shh/pat thì bé tự ngủ được. Đến 70% các mẹ được hướng dẫn áp dụng nút chờ này con tự ngủ được ngay sau lần chờ đầu tiên. Khi tự ngủ thành thục thì thời gian này biến mất, không còn tiếng khóc nữa. Nhưng để học được cách tự nín, thì con sẽ khóc.

Những bé khóc nhiều để học kĩ năng sớm về tổng thể lại khóc ít hơn một tỉ lần so với các boss thiếu ngủ trường kì, ngày nào cũng gắt ngủ đấy, các mẹ có tin không?"- hot mom Hà Chũn chia sẻ.

Kinh nghiệm sử dụng nút chờ cho mẹ

- Dưới 3 tuần tuổi: Chờ 1-3 phút. Chờ 1 lần/nap không được hỗ trợ tới ngủ luôn.

- 3-6 tuần tuổi: Chờ tối đa 5 phút. Chờ 1 lần/nap không được hỗ trợ tới ngủ luôn. Mẹ chỉ chờ một lần chờ duy nhất và sau đó vào hỗ trợ con tại cũi (khi con nằm trong cũi – mẹ không bế con lên) cho đến khi con ngủ hoặc bé ngủ được hơn 20 phút với một số bé nhạy cảm: vào giấc kém.

- 6-8 tuần tuổi: Chờ 5-7 phút theo hướng dẫn trên. Ở ngưỡng giảm hỗ trợ này thì mẹ thực hiện việc chờ theo thứ tự lũy tiến của CIO (phương pháp rèn ngủ để con được khóc) có check

- 8 tuần tuổi -16 tuần tuổi: Chờ 10 phút-15 phút tùy bé theo hướng dẫn trên.

- 16 tuần tuổi: mẹ nên bắt đầu với phương pháp dành cho bé trước 6 tuần đó là 1 lần nút chờ và hỗ trợ đến khi con ngủ hẳn. Nếu sau 3-5 ngày mà không thành công, mẹ mới có thể chuyển sang ngưỡng hỗ trợ mới. Ở ngưỡng giảm hỗ trợ mới này mẹ thực hiện việc chờ theo thứ tự lũy tiến của CIO có check, thời gian chờ từ thời điểm khóc mãnh liệt lần lượt là 5-7-10-10… phút và giữa các lần chờ là 1-2 phút hỗ trợ bằng phương pháp tự ngủ 4S hoặc 5S.

"Nút chờ" là gì mà các mẹ luyện nếp sinh hoạt EASY cho con sợ nhất? - Ảnh 2.

Cách sử dụng nút chờ để chữa catnap cho bé

Giả định rằng con bạn 3 tháng. Lúc mới sinh bé hơn 2,9kg. Bé đang theo E4 nhưng ngủ bị catnap. Cứ mỗi 30-45 phút bé lại bị tỉnh.

Con được khuyến khích tự ngủ bằng 4S5S. Khi con bị tỉnh, ba mẹ hãy áp dụng nút chờ khoảng 10 phút. Sẽ xảy ra 2 trường hợp:

Nếu con tự ngủ lại được:

Thật tuyệt vời. Xin chúc mừng bạn

Nếu con không tự ngủ lại được:

Cha mẹ lại tiếp tục trình tự ngủ 4S5S. Con được hỗ trợ ngủ ngay tại môi trường ngủ (giường, cũi, không gian tối). Mẹ có thể mời bé ti giả. Sẽ dễ dàng hơn nếu đặt bé nằm nghiêng và vỗ shu… Khi bé đã ngủ thì từ từ lật cho con nằm ngửa.

Nếu sau bước này con ngủ lại được. Thật tuyệt. Còn nếu bé cũng chỉ ngủ được một chu kỳ ngủ (khoảng 20 phút) rồi tỉnh dậy. Cha mẹ tiếp tục sử dụng nút chờ với thời gian như trên. Trong trường hợp bé chỉ nằm được một lúc ngắn, chưa đến 1 chu kỳ ngủ (ít hơn 20 phút) thì chúng ta sẽ hỗ trợ luôn bé tại giường mà không sử dụng nút chờ nữa.

Clip nút chờ bé tự chuyển giấc

Làm gì nếu bé không ngủ lại được và khóc gắt lên?

Cha mẹ hãy bế bé lên. Windown (khoảng thời gian bé được bế vác và dựa vào mẹ) lại cho đến khi người bé thả lỏng thì mẹ đặt con xuống giường/cũi. Đồng thời vỗ shu, mời con ti giả tại giường. Lưu ý là bé thả lỏng người sẽ được đặt xuống. Chúng ta không chờ con ngủ rồi mới đặt nhé. Tiếp tục theo dõi bé. Nếu bé bị tỉnh lại quay lại quy trình trên.

Bế lên windown lại đến khi con thả lỏng thì đặt xuống vỗ/Shu/ti giả tại giường (Không chờ con ngủ hẳn rồi mới đặt), theo dõi và quay lại bước B1 nếu con lại tỉnh.

Lưu ý:

- Sau khi 45 phút kể từ nút chờ đầu tiên mà con vẫn chưa ngủ lại được thì sử dụng cách ngủ mà cha mẹ đã lựa chọn từ đầu để con ngủ hết nap không bị quá mệt, ảnh hưởng nap sau.

- Các phương pháp cho bé ngủ bao gồm: 4S; 5S; Cry it out with check, bế lên đặt xuống, v.v...

- Cha mẹ hạn chế bế lên. Thay vào đó chúng ta nên hỗ trợ bé tại cũi hoặc giường nhé!

Chia sẻ