Nực cười chuyện bố mẹ… giành ăn của con
Trong khi các bậc cha mẹ khác luôn cố gắng ép, mua cho con những thứ ngon nhất thì lại có những ông bố, bà mẹ chuyên... giành ăn của con.
Thấy đồ ăn của con là “thử”
Câu chuyện ngỡ như đùa thế nhưng ngày một vẫn diễn ra ở nhà bà Tâm (Văn Giang – Hưng Yên). Bế thốc cu Tí lên rồi đi thẳng sang nhà hàng xóm, bà Tâm miệng lầm bầm mắng con trai và con dâu đang mải giành nhau hộp váng sữa: “Chưa thấy bố mẹ nào như vợ chồng nhà mày. Con đã không cho nó ăn được miếng nào giờ còn giành ăn với nó…”.
Bà Tâm kể “hai đứa trẻ con” Chiến và Thu lấy nhau khi vừa rời ghế trung học phổ thông. Do mải chơi, lại yêu đương sớm nên “chúng nó” đòi cưới và không chịu học tiếp. Không còn cách nào khác, bà và bên thông gia phải đồng ý.
“Đúng là bố mẹ kiểu trẻ con, hai vợ chồng nó đẻ con xong dúi cho ông bà nội ngoại chăm rồi vẫn chân sáo đi chơi. Nghề nghiệp không có, chỉ trông vào cái quầy hàng của tôi. Mình trước đã vất vả nuôi con, giờ lại đến xoay vần với cháu. Vợ chồng nó vô tâm, vô ý lắm, từ lúc sinh con ra đến giờ việc gì chúng cũng dành phần cho ông bà, không biết làm gì cả. Ai đời mẹ thấy con ị thì bịt mũi, chạy xa, còn bố thì cũng lừa lừa chạy biến…”, bà Tâm thở dài khi nhắc đến con trai và con dâu mình.
Chỉ tay về hướng đứa bé xinh xắn đang ngồi trong cũi chơi, bà Tâm bảo nếu không có bà chắc thằng cu chỉ còn da bọc xương, ăn uống không được đến nơi đến chốn. Theo những gì bà Tâm kể thì cu Tí do một tay bà chăm sóc. Từ giấc ngủ, bữa ăn đến chuyện vệ sinh, tắm rửa…
“Ngặt một nỗi con của vợ chồng chúng nó mà không hề đỡ đần tôi. Đã thế, tôi mua được món gì ngon lành về cho cháu thì vợ chồng chúng nó thể nào cũng tranh thủ giành ăn với con. Có bận tôi cất công đi về vùng biển, mua được cho cháu ít tôm he, định bụng về nhà chế biến rồi cho vào ngăn đá để cháu ăn dần nhưng quanh đi quẩn lại thì vợ chồng nó thì thụt mang hấp mỗi ngày vài con ăn với nhau. Rồi váng sữa mua tôi mua cho cu Tí, để trong ngăn mát, vợ chồng thay nhau sáng hộp, chiều hộp thế là hết”.
Ảnh minh họa.
Bà còn kể rằng, trước đây, sữa công thức bà thường mua hộp to để cháu uống. Cứ thấy lạ vì cu Tí mỗi ngày chỉ uống có 2 cữ, mỗi cữ chỉ khoảng 180ml thế mà sữa cứ được hơn một tuần là hết veo. Khi thấy sữa bột của cháu cứ vơi một cách bất thường nên bà nghi ngờ, hỏi tới hỏi lui thì hai vợ chồng Chiến gãi đầu gãi tai bảo: “Con pha uống vào buổi sáng”. Khi bà dậm chân bảo đó là sữa công thức của trẻ con thì cả hai vợ chồng đồng thanh bảo “Uống có thấy khác gì với sữa tươi đâu. Sữa nào mà chả là sữa”.
“Món gì tôi mua cho cháu thì cả hai vợ chồng nó đều thèm, phải giành ăn của con bằng được. Nói thì cãi cùn, nên tôi chỉ còn nước lắc đầu ngao ngán. Không biết bao giờ chúng nó mới lớn, hết cái tật giành ăn với con để tôi được nhờ”, bà Tâm khổ sở nói về cặp bố mẹ trẻ suốt ngày giành ăn của con.
Bi hài chuyện “vay” ăn của con vì… thèm
Câu chuyện của nhà Vy – Lãm (Triều Khúc – Hà Nội) là một điển hình khác cho việc phụ huynh giành ăn của con, giành ăn theo kiểu “vay mượn không/ khó hoàn vốn”. Cũng không phải là bố mẹ “trẻ trâu” mải chơi, thiếu suy nghĩ như cặp vợ chồng Chiến – Thu ở trên, thế nhưng cái thói thòm thèm đồ ăn của ông bố, bà mẹ này khiến cho mỗi lần đụng đến, kể lể với ai là cả bố mẹ xúm vào đổ lỗi cho nhau.
Chuyện là hai vợ chồng quê ở Hải Phòng, cưới nhau xong, để thuận tiện công tác thì cả hai ở lại Hà Nội. Là dân vùng biển chính hiệu nên cái thú mỗi tháng, mỗi tuần mà không được thưởng thức hải sản là cảm thấy khó chịu. Trước đây, khi chưa sinh con, chi tiêu còn thoải mái. Giờ có con, tiền nhà, tiền sữa, tiền thuê giúp việc… khiến cơ hội “cải thiện” của hai vợ chồng ngày càng đứt đoạn và mất hẳn.
Lâu lâu có dịp lảng về quê thì hai vợ chồng mới có cơ hội được “đãi” bụng. Còn không thì đói móp, lúc nào cũng ứa nước miếng vì nghĩ đến tôm, cua, ốc, ghẹ.
Sau khi Vy sinh con, ông bà dưới quê thương cháu thiếu “chất biển”, sợ cháu ăn phải đồ đông lạnh, bảo quản không tốt nên thi thoảng gửi vài con cua to đùng, lúc lại một hai con cá trà, khi thì ít tôm biển để cháu cải thiện. Thời gian đầu, vì con còn bé, chưa ăn được hải sản nên vợ chồng được tranh thủ cải thiện. Nhưng tới khi con lên 2 tuổi, ông bà lúc nhớ, lúc quên, có đợt cả tháng mới gửi lên cho cháu một lần. Cơn thèm lên, vợ nhìn chồng, chồng nhìn vợ, rồi cả hai tặc lưỡi: “Vay tạm của con, để lâu không tươi, mất ngon. Ăn đi rồi sau bà lại gửi”.
Có lần, hai anh chị bấm bụng bảo nhau dẹp cơn thèm, hì hục hấp để chế biến cho con. Thế nhưng khi hấp xong, ngồi gỡ tôm, cua thì bố một miếng, mẹ một miếng. Cuối cùng nhìn vào chỗ thực phẩm trước khi cho vào máy xay chỉ còn lại một phần nhỏ. Lúc này hai vợ chồng lại phụng phịu “tại anh; tại em”.
Buồn cười nhất là khi bé con nhà anh chị có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn, chị đưa con đi khám dinh dưỡng. Khi được bác sĩ chẩn đoán bé bị thiếu canxi, khuyên ngoài việc cho trẻ tắm năng thì cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi như cua, tôm… thì về nhà, anh liếc chị, chị lườm anh trách: “Suốt ngày giành ăn của con mới đến nông nỗi này”.
Câu chuyện ngỡ như đùa thế nhưng ngày một vẫn diễn ra ở nhà bà Tâm (Văn Giang – Hưng Yên). Bế thốc cu Tí lên rồi đi thẳng sang nhà hàng xóm, bà Tâm miệng lầm bầm mắng con trai và con dâu đang mải giành nhau hộp váng sữa: “Chưa thấy bố mẹ nào như vợ chồng nhà mày. Con đã không cho nó ăn được miếng nào giờ còn giành ăn với nó…”.
Bà Tâm kể “hai đứa trẻ con” Chiến và Thu lấy nhau khi vừa rời ghế trung học phổ thông. Do mải chơi, lại yêu đương sớm nên “chúng nó” đòi cưới và không chịu học tiếp. Không còn cách nào khác, bà và bên thông gia phải đồng ý.
“Đúng là bố mẹ kiểu trẻ con, hai vợ chồng nó đẻ con xong dúi cho ông bà nội ngoại chăm rồi vẫn chân sáo đi chơi. Nghề nghiệp không có, chỉ trông vào cái quầy hàng của tôi. Mình trước đã vất vả nuôi con, giờ lại đến xoay vần với cháu. Vợ chồng nó vô tâm, vô ý lắm, từ lúc sinh con ra đến giờ việc gì chúng cũng dành phần cho ông bà, không biết làm gì cả. Ai đời mẹ thấy con ị thì bịt mũi, chạy xa, còn bố thì cũng lừa lừa chạy biến…”, bà Tâm thở dài khi nhắc đến con trai và con dâu mình.
Chỉ tay về hướng đứa bé xinh xắn đang ngồi trong cũi chơi, bà Tâm bảo nếu không có bà chắc thằng cu chỉ còn da bọc xương, ăn uống không được đến nơi đến chốn. Theo những gì bà Tâm kể thì cu Tí do một tay bà chăm sóc. Từ giấc ngủ, bữa ăn đến chuyện vệ sinh, tắm rửa…
“Ngặt một nỗi con của vợ chồng chúng nó mà không hề đỡ đần tôi. Đã thế, tôi mua được món gì ngon lành về cho cháu thì vợ chồng chúng nó thể nào cũng tranh thủ giành ăn với con. Có bận tôi cất công đi về vùng biển, mua được cho cháu ít tôm he, định bụng về nhà chế biến rồi cho vào ngăn đá để cháu ăn dần nhưng quanh đi quẩn lại thì vợ chồng nó thì thụt mang hấp mỗi ngày vài con ăn với nhau. Rồi váng sữa mua tôi mua cho cu Tí, để trong ngăn mát, vợ chồng thay nhau sáng hộp, chiều hộp thế là hết”.
Ảnh minh họa.
Bà còn kể rằng, trước đây, sữa công thức bà thường mua hộp to để cháu uống. Cứ thấy lạ vì cu Tí mỗi ngày chỉ uống có 2 cữ, mỗi cữ chỉ khoảng 180ml thế mà sữa cứ được hơn một tuần là hết veo. Khi thấy sữa bột của cháu cứ vơi một cách bất thường nên bà nghi ngờ, hỏi tới hỏi lui thì hai vợ chồng Chiến gãi đầu gãi tai bảo: “Con pha uống vào buổi sáng”. Khi bà dậm chân bảo đó là sữa công thức của trẻ con thì cả hai vợ chồng đồng thanh bảo “Uống có thấy khác gì với sữa tươi đâu. Sữa nào mà chả là sữa”.
“Món gì tôi mua cho cháu thì cả hai vợ chồng nó đều thèm, phải giành ăn của con bằng được. Nói thì cãi cùn, nên tôi chỉ còn nước lắc đầu ngao ngán. Không biết bao giờ chúng nó mới lớn, hết cái tật giành ăn với con để tôi được nhờ”, bà Tâm khổ sở nói về cặp bố mẹ trẻ suốt ngày giành ăn của con.
Bi hài chuyện “vay” ăn của con vì… thèm
Câu chuyện của nhà Vy – Lãm (Triều Khúc – Hà Nội) là một điển hình khác cho việc phụ huynh giành ăn của con, giành ăn theo kiểu “vay mượn không/ khó hoàn vốn”. Cũng không phải là bố mẹ “trẻ trâu” mải chơi, thiếu suy nghĩ như cặp vợ chồng Chiến – Thu ở trên, thế nhưng cái thói thòm thèm đồ ăn của ông bố, bà mẹ này khiến cho mỗi lần đụng đến, kể lể với ai là cả bố mẹ xúm vào đổ lỗi cho nhau.
Chuyện là hai vợ chồng quê ở Hải Phòng, cưới nhau xong, để thuận tiện công tác thì cả hai ở lại Hà Nội. Là dân vùng biển chính hiệu nên cái thú mỗi tháng, mỗi tuần mà không được thưởng thức hải sản là cảm thấy khó chịu. Trước đây, khi chưa sinh con, chi tiêu còn thoải mái. Giờ có con, tiền nhà, tiền sữa, tiền thuê giúp việc… khiến cơ hội “cải thiện” của hai vợ chồng ngày càng đứt đoạn và mất hẳn.
Lâu lâu có dịp lảng về quê thì hai vợ chồng mới có cơ hội được “đãi” bụng. Còn không thì đói móp, lúc nào cũng ứa nước miếng vì nghĩ đến tôm, cua, ốc, ghẹ.
Sau khi Vy sinh con, ông bà dưới quê thương cháu thiếu “chất biển”, sợ cháu ăn phải đồ đông lạnh, bảo quản không tốt nên thi thoảng gửi vài con cua to đùng, lúc lại một hai con cá trà, khi thì ít tôm biển để cháu cải thiện. Thời gian đầu, vì con còn bé, chưa ăn được hải sản nên vợ chồng được tranh thủ cải thiện. Nhưng tới khi con lên 2 tuổi, ông bà lúc nhớ, lúc quên, có đợt cả tháng mới gửi lên cho cháu một lần. Cơn thèm lên, vợ nhìn chồng, chồng nhìn vợ, rồi cả hai tặc lưỡi: “Vay tạm của con, để lâu không tươi, mất ngon. Ăn đi rồi sau bà lại gửi”.
Có lần, hai anh chị bấm bụng bảo nhau dẹp cơn thèm, hì hục hấp để chế biến cho con. Thế nhưng khi hấp xong, ngồi gỡ tôm, cua thì bố một miếng, mẹ một miếng. Cuối cùng nhìn vào chỗ thực phẩm trước khi cho vào máy xay chỉ còn lại một phần nhỏ. Lúc này hai vợ chồng lại phụng phịu “tại anh; tại em”.
Buồn cười nhất là khi bé con nhà anh chị có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn, chị đưa con đi khám dinh dưỡng. Khi được bác sĩ chẩn đoán bé bị thiếu canxi, khuyên ngoài việc cho trẻ tắm năng thì cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi như cua, tôm… thì về nhà, anh liếc chị, chị lườm anh trách: “Suốt ngày giành ăn của con mới đến nông nỗi này”.
Chuyện những ông bố bà mẹ cho con ngủ chung.