Những thực phẩm nên và không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, những thực phẩm mẹ bầu nạp vào cơ thể có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Meta Content NỀN TẢNG HẠNH PHÚC là dự án đồng hành cùng các bậc cha mẹ Việt và toàn xã hội với mục đích tạo dựng môi trường hạnh phúc cho những đứa trẻ, góp phần tạo nên một thế hệ khoẻ mạnh và hạnh phúc. Một đứa trẻ nhận được đủ sự yêu thương và lớn lên trong môi trường hạnh phúc sẽ có khả năng xử lý cảm xúc, tư duy logic và đương đầu với khó khăn hơn là một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm.
Với dự án này, chúng tôi mong muốn được lan tỏa thông điệp "Đứa trẻ hạnh phúc là hạt nhân của một xã hội bền vững". Đây không chỉ là nhiệm vụ trực tiếp của bố mẹ mà cần sự đồng hành, chung tay của toàn xã hội.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ), thai nhi sẽ hình thành những cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, tủy sống, não, gan, phổi,... Ở giai đoạn này, bào thai phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Vậy để thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu nên và không ăn gì trong 3 tháng đầu?
Vì sao các mẹ nên và không nên ăn các loại thực phẩm trên trong 3 tháng đầu thai kỳ?
- Đối với các thực phẩm nên ăn:
+ Thực phẩm giàu đạm: Các loại thịt là nguồn cung đạm dồi dào, bao gồm thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, ...) và thịt trắng (thịt gia cầm). Trong đó, thịt đỏ ngoài việc cung cấp chất đạm còn bổ sung các khoáng chất quan trọng như sắt và kẽm,... giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cho cả thai nhi và mẹ. Còn thịt trắng thì bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, A, E, D, khoáng chất có phốt pho và canxi, để cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh.
+ Trứng: Đây là thực phẩm chứa đạm và vitamin D dồi dào, rất cần để giúp hệ xương phát triển chắc khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là chỉ được ăn khoảng 3 - 4 quả trứng/tuần.
+ Cá hồi: Trong số các loại cá, cá hồi được biết đến là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bởi chứa nhiều vitamin D, canxi và omega-3, không chỉ tốt cho mọi người mà đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là nên ăn cá hồi đã được nấu chín.
+ Rau xanh: tăng cường chất xơ, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác.
+ Trái cây giàu vitamin C: giúp mẹ bầu vừa tăng cường hấp thu sắt, vừa tăng sức đề kháng.
+ Sữa chua: chứa nhiều canxi, lợi khuẩn, đồng thời phòng ngừa chứng táo bón thường xảy ra ở mẹ đang mang thai.
+ Uống nhiều nước: vitamin và các khoáng chất mà mẹ bầu tiêu thụ sẽ được cung cấp cho thai nhi thông qua nước.
+ Uống sữa: cung cấp lượng canxi, protein và vitamin D để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cũng như duy trì sự phát triển của thai nhi.
Đối với các thực phẩm không nên ăn:
+ Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân (cá ngừ, cá kiếm…): là loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
+ Các loại thịt sống: Nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nếu như mẹ bầu ăn thịt còn sống, chưa được nấu chín. Dù nhiễm khuẩn hay giun sán từ thịt sống cũng đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cần ăn chín uống sôi.
+ Các loại rau, quả có nguy cơ gây sảy thai: đu đủ xanh, dứa, mướp đắng, rau răm…: Đây là các loại thực phẩm có chứa thành phần gây co thắt tử cung, có thể gây dị ứng, khó thở, sảy thai… cho mẹ bầu.
+ Các chất kích thích (caffeine, bia, rượu…): Tiêu thụ quá mức caffeine khiến mẹ bầu hồi hộp, khó ngủ đồng thời có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn bia rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
+ Đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều muối, đường: có thể gây ngộ độc, tăng cân, tiểu đường nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều.
Bí kíp ăn uống khiến mẹ và con luôn đủ dinh dưỡng
3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,... đều hoàn thiện.
Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,... Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.
Trong giai đoạn này mẹ bầu cần khoảng từ 2.300 - 2.400 calo/ngày do nhu cầu năng lượng khi mang thai tăng cao.
Khi bị ốm nghén, mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để ăn uống không còn là nỗi ám ảnh đối với mẹ bầu và giúp con có đầy đủ dinh dưỡng, các mẹ nên:
+ Chia nhỏ khẩu phần ăn tránh để bụng đói để làm giảm triệu chứng buồn nôn.
+ Ăn đồ mềm, dễ tiêu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và nước hoa quả.
+ Bữa phụ nên ăn các loại hoa quả, bánh sữa để làm phong phú thêm thực đơn cho mẹ.
+ Tập thể dục nhẹ nhàng: hít thở, yoga bầu hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và giảm ốm nghén.
+ Nếu áp dụng khoa học chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ, thai phụ sẽ mạnh khỏe hơn, tinh thần thoải mái, từ đó em bé trong bụng cũng phát triển toàn diện và khỏe mạnh theo.