Những điều ngạc nhiên về cách nuôi dạy con ở Congo

Bana Houz,
Chia sẻ

Congo được coi là “nơi tồi tệ nhất trên thế giới để làm mẹ”, tuy nhiên có một số điều trong cách nuôi dạy con ở đây chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

Trong series “Tình Mẫu Tử Trên Khắp Thế Giới”, chúng tôi đã phỏng vấn hai người bạn Mỹ là Sarah và Jill – họ sống ở nước Cộng hòa dân chủ Congo ở châu Phi cùng với chồng con. Họ đã ngạc nhiên vì một số vấn đề cho cách nuôi dạy con ở Congo…

Đôi nét về Jill và Sarah:

Jill – 31 tuổi và Sarah – 30 tuổi, họ đều là giáo viên đến từ Virginia. Jill chia sẻ “Chúng tôi quen biết nhau từ khi 15 tuổi”.
Vợ chồng Sarah đã đến Congo 6 năm về trước trong một chuyến phiêu lưu. Cô ấy nói “Chúng tôi đang sống ở Ai Cập được vài năm, chúng tôi muốn trải nghiệm thứ gì đó khác biệt hơn. Chúng tôi đã chuyển đến Congo và có hai bé gái tại đây”.

Trong khi đó thì Jill và chồng đang sống tại Virginia với một bé trai và một bé gái. Cô cũng cho biết thêm “Sarah và tôi cứ trao đổi email với nhau về việc sống ở Congo sẽ như thế nào, và rồi thứ này lại dẫn đến thứ khác… giờ đây chúng tôi đều nuôi dạy con cái ở đây”.

Sarah, Jill cùng hai người chồng của mình đều làm việc tại Trường học Kinshasa của người Mỹ. Những trải nghiệm của họ đều được thể hiện trong blog Mama Congo. 

Sarah cho biết “Theo bảng xếp hạng thường niên của Save The Children thì Congo là “nơi tồi tệ nhất trên thế giới để làm mẹ” (những thứ hạng này dựa trên tỉ lệ tử vong của những người mẹ và trẻ sơ sinh, giáo dục và thu nhập của phụ nữ cùng với những yếu tố khác). “Tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy hài lòng khi sống trong một môi trường tử tế nhất mà người ta có thể nghĩ ra. Chúng tôi yêu con mình, các bé được một ngôi làng nuôi dưỡng và được sống trong một thế giới hoàn toàn khác so với những gì họ thấy khi đến thăm nước Mỹ”.

Nuôi dạy con ở Congo

Nuôi dạy con ở Congo

Nuôi dạy con ở Congo

Chuyện những người trông trẻ

Jill cho hay: “Các con của chúng tôi rất may mắn. Chúng đã có 2 bố, 2 mẹ rồi và còn thêm mẹ Vida – mẹ NouNou – mẹ Youyou – mẹ Mamitsho nữa. 4 bà mẹ này sẽ rửa sạch mũi của chúng, dỗ dành khi chúng té ngã và cười rất dễ thương khi chúng nói điều gì đó nghe ngộ nghĩnh. Những bà mẹ này đều là những người phụ nữ Congo giúp chúng tôi chăm con và trông coi nhà cửa. Vida là bà vú của chúng tôi, cứ mỗi cuối tuần thì đến chăm sóc Loulou trong khi chúng tôi đi làm. NouNou lau dọn nhà cửa 3 lần một tuần nhưng cô ấy rất hứng thú với đồ ăn và chúng tôi rất cảm kích khi cô ấy nấu thử một món ăn cho chúng tôi. 

Cách dạy con của người Congo

Cách dạy con của người Congo

Ở Congo, tất cả những người phụ nữ đều được kính cẩn gọi là “Mama” cho dù họ có phải là một bà mẹ đích thực hay không. Tôi nghĩ tôi sẽ chẳng cảm thấy thoải mái chút nào khi chia sẻ danh hiệu đó, nhưng thực tế thì không phải vậy... Đó là một mối quan hệ kì lạ giữa bà vú – bố mẹ ruột – các bé, nhưng mối quan hệ đó ít nguy hiểm và đáng yêu hơn tôi nghĩ rất nhiều. Thật là khó khăn khi tưởng tượng về việc nuôi con mà không có những người trông trẻ bên cạnh.

Sarah cho rằng “Mamitsho xuất hiện khi chúng tôi đưa bé Charlotte tới nhà lần đầu tiên. Cô ấy làm việc cho chúng tôi kể từ đó trở đi. Sau này tôi đã làm một cuộc tìm kiếm toàn diện bằng cách truyền miệng thông qua Mary Poppin và thư giới thiệu của Đại Sứ Quán Mỹ để tìm Youyou. Cô ấy không chỉ đơn thuần là một người mẹ của 2 bé nhà tôi mà còn là một hình mẫu lí tưởng để tôi noi theo. Khi gặp rắc rối thì tôi sẽ nghĩ ngay đến “Mẹ Youyou sẽ làm gì trong trường hợp này nhỉ?”.

Việc cho bé bú

Sarah kể lại “Khi bé nhà bạn khóc ở nơi công cộng, những người phụ nữ Congo sẽ ngừng các công việc họ đang làm và hỗ trợ bạn ngay lập tức. Có nhiều người gần như xé toạc áo sơ mi của tôi để bắt tôi cho bé bú. Nhiều người cho con bú bất kì lúc nào ở bất kì nơi đâu, tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi nét văn hóa này. Một người bạn khác của tôi cũng sống ở đây với chồng, cô ấy đi mua đồ ở cửa hàng tạp hóa. Chồng cô ấy đang đẩy xe của đứa con vừa tròn 3 tuần tuổi. Đột nhiên bé khóc lên. 3 trong số 4 người phụ nữ Congo tức tốc chạy đến và quở trách cả hai người vì không cho bé bú: “Cho bé bú đi! Bé không được khóc! Mẹ phải bế bé!”. Nounou kể tôi nghe rằng theo kinh nghiệm của cô ấy, nếu có một đứa bé khóc trên xe bus thì tất cả những người phụ nữ có mặt trên xe lúc đó sẽ đồng loạt hét lên “Cho bé ăn đi! Cho bé bú đi!”. Cô giải thích rằng “Tất cả mọi người muốn mẹ của bé biết rằng cô ấy nên cảm thấy thoải mái với việc cho bé bú sữa ở bất kì đâu”.

Chất lượng của sữa mẹ

Dạy con của người Congo

Sarah tiếp tục câu chuyện của mình “Không một ai nghĩ hai lần về chuyện chia sẻ sữa của mình. Tại sao lại lãng phí một thứ có giá trị như vậy chứ? Không lâu sau khi sinh bé gái thứ hai, tôi phải đi công tác ở Kenya. Tôi đã lân la dò hỏi trong suốt thời gian ở đó và tôi không thể chịu đựng được khi phải nghĩ tới viễn cảnh tồi tệ nhất là mất sữa. Vì thế nên tôi đã lưu trữ sữa của mình trong những chiếc túi Ziploc và để vào tủ lạnh ở khách sạn. Tới ngày về, tôi mang những chiếc túi nho nhỏ đó đến chợ và nói “Các quý cô thân mến, ai đã có em bé và muốn chút sữa cho bé của mình không nào?!”. Không một người phụ nữ Kenyan nào ở chợ lại đắn đo về việc lấy sữa của một người phụ nữ da trắng. Tài xế lái xe thấy vậy liền xin một ít sữa về cho bé ở nhà nữa chứ”.

Chuyện cai sữa cho bé

Khi kể chuyện này thì Sarah mỉm cười “Tôi vẫn còn cưng bé Annais, bé đã gần hai tuổi. Mỗi lần những bà vú thấy bé thì họ đều nói với bé (bằng tiếng Pháp): Ani à! Con không còn bé nữa. Con không thấy xấu hổ à?!”. Ban đầu thì tôi hơi hoang mang vì thế giới này chẳng có luật lệ nào trong việc nuôi dạy con cái cả, nhưng rồi sau đó tôi nhận ra nếu bé là một người Congo thì ở độ tuổi này đã phải học cách mang đồ đội lên đầu và lấy nước mang về nhà.

Đi học mầm non/mẫu giáo

Sarah cho tôi xem một tấm ảnh “Đây, bạn xem này, tấm ảnh này chụp Charlotte và Loulou trước ngày Charlotte đi học đấy. Trong ngày đầu tiên đến trường thì các bé phải tự tìm lớp học cho mình. Người đang chơi guitar kia là Monsieur Papy. Mỗi sáng anh đều đến các lớp học và hát những bài hát dễ thương cho các bé.

Và đây là bài hát các bé ưa thích:

“Ốc sến, ốc sên.
Cho tôi xem sừng của bạn đi nào.
Nếu không thì tôi sẽ
Đặt bạn vào trong cái bình”.

Địu con

Địu con

Chuyện địu bé trên lưng

Jill lên tiếng “Mặc dù đã ba tuổi rồi nhưng Loulou vẫn sẽ hỏi bé có muốn 'au dos' khi mệt mỏi hay không. Au dos có nghĩa là “nằm trên lưng”. Nơi này rất thích hợp cho các bé nằm nghỉ khi mệt mỏi. Ở Congo thì họ không cần gì nhiều, chỉ cần một bộ pagne mang trên người là đủ (pagne là bộ quần áo mà những người phụ nữ Congo mặc hàng ngày). Nhiều người quấn một phần pagne quanh người, quanh cổ tay hay mang lên vai để phòng trường hợp bé cần nằm trên lưng. Vừa đơn giản, rẻ tiền lại có tính ứng dụng cao”.

Về chuyện chai nước Gripe

Dạy con của người Congo
Sarah nhớ lại “Khi tôi sinh bé Charlotte thì có một nữ y tá Nam Phi đã ngỏ ý về việc chăm sóc một em bé thường xuyên bị đau bụng. Cô nói rằng “Bé chẳng bao giờ ngủ, lúc nào cũng khóc. Nhưng mọi chuyện đã ổn vì chúng tôi vừa dùng nước Gripe cho bé rồi”. Lúc đó tôi chẳng hiểu cô ấy nói gì cả, mãi sau này tôi mới hiểu. Các hiệu thuốc ở Congo có bán nước Gripe, trên nhãn có ghi là “Gripe luôn làm các bé thấy dễ chịu”. Đây là một hỗn hợp gồm thuốc muối, dầu thì là, đường… và có cả 4.4% cồn! Nước Gripe ở Mỹ trông không giống như thế này chút nào. Phiên bản Mỹ của nước Gripe không có cồn. Thế là tôi mua hai chai về cho những người bạn Mỹ mới sinh con và nói: “Dùng thử đi, bạn sẽ phải cám ơn tôi đấy”. Chẳng lẽ không thể bỏ bớt cồn và thêm một chút đường hay sao?

Về chuyện thức ăn

Sarah chia sẻ “Cả hai bé nhà tôi đều sống ở Congo từ khi được 3 tuần tuổi và hai bé có thể ăn bất kì thứ gì. Khi tôi bảo bất kì thứ gì thì có nghĩa là dê, ốc sên, các loại rau củ kì lạ. Chúng tôi không có những thứ xa xỉ như thịt gà hay là bánh quy Goldfish. Thức ăn ở đây rất đắt đỏ và quý giá nên không có gì tồi tệ hơn việc con trẻ phí phạm thức ăn. Khi đến Mỹ, chúng tôi bí mật theo dõi hai bé ăn thật nhiều bánh quy, kem que, sữa tươi. Hai bé cố gắng ăn càng nhiều càng tốt vì khi trở về bên kia thì không được ăn ngon như thế, chỉ có thể ăn một mẩu bánh mì được phết phô mai Con Bò Cười thôi. 

Dạy con ở Congo

Dạy con ở Congo

Dạy con ở Congo

Tấm ảnh ở trên là bố Mathieu, một người làm vườn địa phương đồng ý nấu ốc sên cho các bé ăn. Ở Congo thì ốc sên có đủ kích thước và hình dáng nhưng chỉ có người ở một số vùng mới có thể ăn được. Mathieu luộc chín mấy con ốc sên đó cho đến khi chúng chịu chui ra khỏi vỏ và nấu chúng với cà chua, hành cùng với bơ đậu!

Về chuyện sinh nở

Jill cho biết “Cả tôi và Sarah đều không sinh con ở Congo. Tôi sinh hai bé ở Mỹ, Sarah thì đón hai bé chào đời trong một bệnh viện hiện đại ở Nam Phi. Vì được huấn luyện để làm một sản phụ lẫn y tá điều dưỡng nên tôi đã dành nhiều thời gian để học, suy nghĩ về việc sinh con tại đây. Tôi cũng tình nguyện làm việc ở một phòng nha khoa từ thiện. Sinh con là một chuyện lớn. Ở Congo, tôi đã được nghe rất nhiều về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và thai phụ. Thật sự rất khó để so sánh kinh nghiệm sinh nở ở đây và ở Mỹ vì tôi không biết bắt đầu từ đâu.

Nuôi con ở Congo

Đối với một người phụ nữ sinh con tại một trong các bệnh viện khắp thành phố, việc không kịp thời thanh toán hóa đơn – cho cả mẹ và bé - là thường xảy ra. Bạn không thể xuất viện cho đến khi thanh toán hóa đơn. Cứ mỗi ngày ở bệnh viện thì tiền lại tăng lên, thường thì nó sẽ bắt đầu với 200$ - 300$ cho dịch vụ sinh nở. Kể từ khi nhiều công việc hiện nay không bao gồm bảo hiểm y tế, nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi để chi trả loại phí này và nó tương đương với một tháng lương của họ. Một số khác sợ không thể thanh toán khoản phí và điều đó có nghĩa là họ sẽ phải tự sinh ở nhà mà không có một ai giúp đỡ. Một người phụ nữ có thể sinh con ở một phòng khám (nơi sẽ có bác sĩ được huấn luyện phù hợp) là người may mắn. Chúng tôi đã ghé thăm một phòng khám từ thiện, nơi phụ nữ được chăm sóc y tế miễn phí nhưng nhiều người phụ nữ Mỹ sẽ bị sốc vì các điều khoản.        
(Nguồn: Cupofjo)
Chia sẻ