Những điều cần biết khi tiêm vaccine phòng bệnh Rubella cho trẻ nhỏ

Khánh Linh,
Chia sẻ

Tiêm vaccine phòng bệnh Rubella cho trẻ nhỏ là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, do cơ thể của trẻ còn yếu, cha mẹ phải lưu ý các mốc thời gian chuẩn để tiêm phòng ngừa cho con.

Rubella là căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ nhỏ, virus Rubella rất dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ nhỏ và gây ra các biến chứng khó lường để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Các biến chứng nghiêm trọng có thể kể đến như: ảnh hưởng thị lực, dị tật bẩm sinh (từ trong bụng mẹ), hội chứng rubella bẩm sinh, ảnh hưởng não thậm chí dẫn tới tử vong.

1. Loại vaccine tiêm phòng Rubella cho trẻ nhỏ

Vaccine MMR II được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng 3 bệnh: Sởi - Quai bị -Rubella cho trẻ trong độ tuổi từ 12 tháng đến 10 tuổi. Nguồn gốc của vaccine MMR II từ Merck Sharp and Dohme (Mỹ), các y bác sĩ sẽ tiêm vaccine dưới da người đăng ký, không được tiêm tĩnh mạch.

Vaccine MMR II cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C và tránh ánh sáng sau 4 giờ mới được sử dụng. Sau 4 giờ phải hủy bỏ vaccine theo quy định, để đảm bảo tối đa công dụng của vaccine và an toàn cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Tiêm vaccine phòng bệnh Rubella cho trẻ nhỏ như thế nào? - Ảnh 2.

Vaccine MMR II được sử dụng tiêm chủng cho trẻ để phòng ngừa virus Rubella - Ảnh Internet

Một số lưu ý sau khi sử dụng vaccine MMR II:

- Phải tiêm vaccine MMR II trước hoặc sau một tháng khi dùng những loại vaccine chống virus sống khác.

- Có thể tiêm cùng thời điểm với vaccine Varicella và vaccine HIB nhưng phải ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.

- Không nên sử dụng đồng thời vaccine MMR với các loại vaccine ngừa bệnh bạch hầu- ho gà- uốn ván và vaccine bại liệt OPV.

- Không tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi tiêm immunoglobulin hoặc truyền máu hay huyết tương vì sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch.

2. Điều kiện tiêm vaccine Rubella ở trẻ nhỏ

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) không khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh Rubella cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Không chỉ mình trẻ nhỏ, người mẹ đang cho con bú cũng nên đi tiêm vaccine rubella, kháng thể được tạo ra từ cơ thể mẹ có thể bài tiết qua sữa, tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ (đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng tuổi).

Trẻ nhỏ tiêm vaccine phòng bệnh Rubella như thế nào - Ảnh 2.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không đủ điều kiện tiêm vaccine MMR II ngừa bệnh Rubella - ảnh Internet

Lưu ý, đối với các trường hợp trẻ nhỏ dưới đây không nên tham gia tiêm vaccine phòng bệnh Rubella:

- Trẻ bị dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ phần nào của vaccine MMR II. Trường hợp này trẻ sẽ được y bác sĩ kiểm tra xét nghiệm sàng lọc trước rồi đưa ra quyết định có đủ điều kiện tiêm hay không.

- Trẻ đang mắc các bệnh như: ung thư, HIV/AIDS hoặc đang trong giai đoạn tiến hành xạ trị, liệu pháp miễn dịch, steroid hoặc hóa trị liệu sẽ không phát huy được công dụng của vaccine MMR II.

- Trẻ bị di truyền các vấn đề về hệ thống miễn dịch từ bố mẹ, ông bà.

- Trẻ mới được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu khác phải hoãn tiêm vaccine MMR trong 3 tháng trở lên.

- Trẻ đã nhận được bất kỳ vaccine sống khác trong 4 tuần qua. Vaccine sống được tiêm quá gần nhau có thể không hoạt động tốt.

3. Quy trình tiêm vaccine phòng bệnh Rubella cho trẻ nhỏ

Lịch tiêm vaccine MMR II cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia với 2 mũi cơ bản như sau:

- Mũi 1 trong giai đoạn trẻ được 12 - 15 tháng tuổi để tránh tình trạng tương tác với kháng thể từ mẹ truyền sang con.

- Mũi 2 trong giai đoạn trẻ từ 4 - 6 tuổi (đây là độ tuổi đi học nên trẻ có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ trẻ khác cao hơn). Trường hợp có dịch bệnh xảy ra, có thể thực hiện tiêm chủng mũi 2 sớm hơn.

Trẻ nhỏ tiêm vaccine phòng bệnh Rubella như thế nào - Ảnh 3.

Lịch tiêm vaccine MMR II cho trẻ nhỏ gồm 2 mũi cơ bản - ảnh Internet

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể không đáp ứng với thành phần Rubella của vaccine (hệ miễn dịch của trẻ đang còn tồn dư khi người mẹ tiêm chủng trước khi mang thai).

Trên đây là những kiến thức tiêm vaccine phòng bệnh Rubella cho trẻ nhỏ cha mẹ nên biết để đưa con đi tiêm chủng đúng lịch. Ngoài ra, phụ huynh có thể theo dõi lịch tiêm chủng ở trung tâm tiêm chủng quốc gia hoặc đến các bệnh viện công, tư nhân để đăng ký tiêm vaccin ngừa bệnh Rubella.

Chú ý, sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ, để kịp thời phát hiện các tác dụng phụ sau tiêm vaccine có thể xảy ra như: sốt cao, tiêu chảy và cùng phối hợp với các bác sĩ để kịp thời can thiệp.

Chia sẻ