Những điều cần biết khi mua kem chống nắng
Bạn có biết: Chỉ số SPF cao không có nghĩa là đó là loại kem tốt?
Mùa hè đến cũng là lúc các quý cô rục rịch chọn mua kem chống nắng cho mình. Trong hằng hà sa số các sản phẩm chống nắng, bạn có chắc rằng mình đã chọn đúng loại? Không chỉ dựa vào chỉ số SPF, không chỉ dựa vào danh tiếng của thương hiệu mà hơn hết, kem chống nắng cần phải hợp với chính bạn. Và hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn một vài bí quyết chọn mua kem chống nắng hiệu quả và vô cùng cần thiết.
SPF
Tất nhiên, đây là điều đầu tiên bạn nên chú ý khi chọn mua kem chống nắng. SPF là số được in trên lọ kem, là viết tắt của chất bảo vệ da bạn khỏi anh nắng mặt trời. Và tin hay không tùy bạn, nhưng số SPF cao không có nghĩa là loại kem đó có khả năng bảo vệ da bạn cao hơn. Các nhà da liễu khuyên bạn nên mua loại kem chống nắng có SPF cao hơn 15 nhưng không được lớn hơn 50. Các loại kem chống nắng có SPF cao hơn 50 không những không mang lại khả năng chống nắng cao hơn, thậm chí, chúng khiến người dùng nghĩ rằng vì có SPF cao hơn nên kem chống nắng đó có khả năng bám lâu hơn, thế nên họ không thường xuyên thoa lại kem, và điều này khiến da dễ bắt nắng hơn.
Broad Spectrum (Phổ rộng)
Tia UVB là nguyên nhân khiến da bạn nám đen và cũng là nguồn cơn của căn bệnh ung thư da. Trong khi đó, tia UVA không gây cháy nắng nhưng lại thâm nhập da bạn sâu hơn, dẫn đến dấu hiệu lão hóa bao gồm nếp nhăn, da chảy xệ và những đốm đồi mồi. Vậy nên, bạn cần tìm cho mình loại kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi cả 2 loại tia UV. Những loại kem này thường có chữ Broad Spectrum hoặc Broad Spectrum UVA/UVB.
Chống nước
Hầu như chúng ta đều sử dụng kem chống nắng khi đi biển, đi bơi, vậy nên một yếu tố quan trọng nữa bạn cần lưu ý khi mua kem đó là chắc rằng chúng không trôi trong môi trường nước. Bạn nên nhớ, kem chống nắng không trôi không chỉ hữu hiệu khi đi bơi, mà ngay cả trong những ngày hè oi bức bạn đổ mồ hôi như tắm, chúng cũng giúp ích khá nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng, không trôi không có nghĩa là không thấm nước, chúng sẽ chỉ có thể bảo vệ da bạn từ 40-80 dưới nước mà thôi.
Hóa chất để tránh
Trong kem chống nắng có rất nhiều hóa chất mà bạn cần biết rõ. Bởi lẽ, nhiều trong số những loại hóa chất đó sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực lên da của bạn.
Oxybenzone: Nó có công dụng tuyệt vời là hấp thụ tia cực tím, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng hấp thụ tia cực tím qua… da và máu. Chúng có thể phá vỡ nội tiết tố, làm tổn thương các tế bào và dẫn đến ung thư da.
Retinyl palmitate: Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này (vốn là một chủng loại của vitamin A) có thể làm tăng nguy cơ ung thư da khi chúng được tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Thậm chí, chúng chẳng có mấy tác dụng trong việc chống nắng. Vậy nên bạn có thể tự tin mà loại bỏ chúng khỏi danh sách của mình.
Paraben: Đây là chất bảo quản được sử dụng rộng rãi nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm. Paraben có thể hoạt động tương tự như hormone estrogen, một trong những tác nhân chính gây nên ung thư vú. Và mặc dù hóa chất này thậm chí đã được tìm thấy trong các khối u vú, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa công bố sự liên hệ của chúng như một yếu tố góp phần gây nên ung thư. Và trong khi chúng ta vẫn chưa biết được chúng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào, tốt hơn hết hãy tránh xa khỏi chúng.
Thoa kem
Nhiều người thường kết hợp kem chống nắng và kem chống côn trùng để tạo hiệu quả gấp đôi. Nhưng điều này là hoàn toàn không nên. Kem chống nắng phải được thoa đi thoa lại nhiều hơn và chúng có thể ảnh hưởng tới lớp kem chống côn trùng, hoặc ngược lại. Và nghĩ mà xem, việc kết hợp quá nhiều hóa chất giữa 2 loại kem lên da bạn thực sự không phải là một ý tưởng hay ho.
Một cách hay để thoa kem chống nắng đó là dùng kem dạng phun. Chúng dễ dàng hơn, nhất là khi thoa lên lưng. Nhưng cũng có nhiều trở ngại, ví dụ như việc bạn sẽ chẳng biết là mình đã thoa đều hay chưa, có nơi nào mình chưa thoa hay chưa. Kem chống nắng dạng xịt hoặc dạng bột cũng mang đến những nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe nếu bạn hít phải chúng.
SPF
Tất nhiên, đây là điều đầu tiên bạn nên chú ý khi chọn mua kem chống nắng. SPF là số được in trên lọ kem, là viết tắt của chất bảo vệ da bạn khỏi anh nắng mặt trời. Và tin hay không tùy bạn, nhưng số SPF cao không có nghĩa là loại kem đó có khả năng bảo vệ da bạn cao hơn. Các nhà da liễu khuyên bạn nên mua loại kem chống nắng có SPF cao hơn 15 nhưng không được lớn hơn 50. Các loại kem chống nắng có SPF cao hơn 50 không những không mang lại khả năng chống nắng cao hơn, thậm chí, chúng khiến người dùng nghĩ rằng vì có SPF cao hơn nên kem chống nắng đó có khả năng bám lâu hơn, thế nên họ không thường xuyên thoa lại kem, và điều này khiến da dễ bắt nắng hơn.
Tia UVB là nguyên nhân khiến da bạn nám đen và cũng là nguồn cơn của căn bệnh ung thư da. Trong khi đó, tia UVA không gây cháy nắng nhưng lại thâm nhập da bạn sâu hơn, dẫn đến dấu hiệu lão hóa bao gồm nếp nhăn, da chảy xệ và những đốm đồi mồi. Vậy nên, bạn cần tìm cho mình loại kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi cả 2 loại tia UV. Những loại kem này thường có chữ Broad Spectrum hoặc Broad Spectrum UVA/UVB.
Chống nước
Hầu như chúng ta đều sử dụng kem chống nắng khi đi biển, đi bơi, vậy nên một yếu tố quan trọng nữa bạn cần lưu ý khi mua kem đó là chắc rằng chúng không trôi trong môi trường nước. Bạn nên nhớ, kem chống nắng không trôi không chỉ hữu hiệu khi đi bơi, mà ngay cả trong những ngày hè oi bức bạn đổ mồ hôi như tắm, chúng cũng giúp ích khá nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng, không trôi không có nghĩa là không thấm nước, chúng sẽ chỉ có thể bảo vệ da bạn từ 40-80 dưới nước mà thôi.
Trong kem chống nắng có rất nhiều hóa chất mà bạn cần biết rõ. Bởi lẽ, nhiều trong số những loại hóa chất đó sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực lên da của bạn.
Oxybenzone: Nó có công dụng tuyệt vời là hấp thụ tia cực tím, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng hấp thụ tia cực tím qua… da và máu. Chúng có thể phá vỡ nội tiết tố, làm tổn thương các tế bào và dẫn đến ung thư da.
Retinyl palmitate: Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này (vốn là một chủng loại của vitamin A) có thể làm tăng nguy cơ ung thư da khi chúng được tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Thậm chí, chúng chẳng có mấy tác dụng trong việc chống nắng. Vậy nên bạn có thể tự tin mà loại bỏ chúng khỏi danh sách của mình.
Thoa kem
Nhiều người thường kết hợp kem chống nắng và kem chống côn trùng để tạo hiệu quả gấp đôi. Nhưng điều này là hoàn toàn không nên. Kem chống nắng phải được thoa đi thoa lại nhiều hơn và chúng có thể ảnh hưởng tới lớp kem chống côn trùng, hoặc ngược lại. Và nghĩ mà xem, việc kết hợp quá nhiều hóa chất giữa 2 loại kem lên da bạn thực sự không phải là một ý tưởng hay ho.
Một cách hay để thoa kem chống nắng đó là dùng kem dạng phun. Chúng dễ dàng hơn, nhất là khi thoa lên lưng. Nhưng cũng có nhiều trở ngại, ví dụ như việc bạn sẽ chẳng biết là mình đã thoa đều hay chưa, có nơi nào mình chưa thoa hay chưa. Kem chống nắng dạng xịt hoặc dạng bột cũng mang đến những nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe nếu bạn hít phải chúng.