Bé có thể làm gì ở mốc 9 tháng tuổi này?Xã hội/ Cảm xúc- Bé có thể sợ người lạ.
- Bé có thể sẽ bám chặt lấy người thân.
- Có đồ chơi yêu thích.
Ngôn ngữ/ Giao tiếp- Hiểu nghĩa của từ ''Không''.
- Phát nhiều âm khác nhau như ''mẹ mẹ'', ''bà bà''.
- Bắt chước âm thanh và hành động của người khác.
- Dùng ngón tay để chỉ.
Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)- Khi nhìn thấy vật rơi bé dõi theo hướng rơi của vật.
- Tìm đồ vật bé nhìn thấy bạn giấu bé.
- Chơi ú òa.
- Cho các thứ vào mồm.
- Chuyển đồ thuần thục từ tay này sang tay kia.
- Nhặt những vật nhỏ như hạt đậu, đỗ bằng ngón cái và ngón trỏ.
Vận động/ Phát triển thể chất- Đứng, chững.
- Tự ngồi không cần trợ giúp.
- Bò.
- Có thể tìm vào ngồi vào đúng chỗ của mình.
- Bám, vịm vào vật để đứng lên.
Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển- Chú ý tới cách bé phản ứng với môi trường mới hoặc người lạ; cố gắng tiếp tục làm những điều giúp bé vui vẻ.
- Bé di chuyển, khám phá xung quanh nhiều hơn, hãy ở gần bé để bé yên tâm.
- Tiếp tục theo sát thời gian biểu của bé, điều đó đặc biệt quan trọng vào thời điểm này.
- Chơi các trò chơi luân phiên kiểu ''đến lượt mẹ, đến lượt con”.
- Hãy nói cho bé nghe những gì bạn nghĩ là bé đang cảm thấy. Ví dụ, bạn nói, "Con đang buồn à. Để mẹ làm cho con vui nhé".
- Miêu tả những gì bé đang nhìn, ví dụ: "Quả bóng tròn, màu đỏ".
- Khi bé chỉ tay vào một vật nào đó, hãy nói cho bé nghe về vật đó.
- Bắt chước âm thanh và những từ bé nói.
- Nói những điều bạn muốn bé làm. Ví dụ, thay vì nói "Không được đứng'', bạn nói ''Ngồi xuống nào con''.
- Dạy bé nguyên nhân và kết quả bằng cách đẩy cho ô tô đồ chơi chạy, bỏ các khối hình vào trong hộp rồi lại lấy ra khỏi hộp.
- Chơi trò ú òa hoặc trốn tìm.
- Đọc sách và nói chuyện với bé.
- Tạo không gian thoáng rộng, an toàn cho bé chơi và khám phá.
- Đặt bé cạnh các đồ vật an toàn để bé bám đứng lên.
Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những dấu hiệu sau- Không dồn lực xuống chân khi được cho đứng có trợ giúp.
- Không ngồi được dù có trợ giúp.
- Không bập bẹ ''bà bà'', ''mẹ mẹ''.
- Không phản ứng lại khi được gọi tên.
- Không phân biệt được người thân.
- Không nhìn vào chỗ được chỉ.
- Không chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác.