Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé: bác sĩ nói gì?
Thấy con hắt hơi, sổ mũi, chị Lâm Thanh Vân ở Bình Dương ép mấy nhánh tỏi to, rồi trộn với nước muối sinh lý và nhỏ vào mũi con. Mẹ vừa nhỏ nước tỏi ép vào mũi, bé Mướp, con chị Vân, đã hét lên rồi khóc nức nở.
Mấy bữa trước, chị Vân được người bạn truyền kinh nghiệm rằng, nước tỏi ép có công dụng tuyệt vời trong trị chứng hắt hơi, sổ mũi ở trẻ em và người lớn. Tối đó, bé Mướp bị hắt hơi và chảy nước mũi. Sợ đêm con sẽ ốm nặng, chị Vân đã làm theo lời bạn. Chị lấy 4 nhánh tỏi to, bóc vỏ, rửa sạch, ép nước, rồi trộn với nước muối sinh lý 0,9% và lọc lấy nước để nhỏ cho con.
Sau khi được mẹ tự trị bệnh, bé Mướp khóc to. Tưởng con không muốn nhỏ nước vào mũi nên khóc để “trốn”, chị Vân bế ngửa con ra và nhỏ tiếp vào lỗ mũi còn lại. Xong được một lúc, bé Mướp vẫn khóc to, vừa khóc vừa lấy tay dụi mũi. Nghĩ có điều không hay, chị Vân vỗ về con và kiểm tra mũi bé. Lúc này, chị thấy niêm mạc mũi con đỏ hồng. Lo lắng, chị liền đưa con đến bác sĩ nhi khoa gần nhà khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán, niêm mạc mũi của bé bị kích ứng mạnh vì sức nóng, cay từ tỏi nên ửng đỏ.
Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Hiện nhiều người thường giã tỏi vắt lấy nước để nhỏ mũi hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra quy trình điều trị khoa học và liều lượng cụ thể. Do đó, người dân nên cân nhắc trong việc nhỏ nước tỏi vào mũi, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương), niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng, cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Do đó, nhỏ nước tỏi ép không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, có thể làm bỏng niêm mạc mũi. Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể gây hoại tử da. Hơn nữa, khi bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo người lớn không sử dụng nước tỏi ép để nhỏ mũi cho trẻ.
Cũng theo bác sĩ Nhuận, khi trẻ hắt hơi, sổ mũi, phụ huynh có thể rửa mũi cho con nhưng chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng nước muối sinh lý. Bởi thực tế nhiều trẻ không bị ngạt, sổ mũi vẫn được cha mẹ nhỏ nước muối hằng ngày để rửa mũi. Đây là thói quen không tốt, vì lúc này mũi đang bình thường, nếu cứ làm sạch sẽ khiến lớp thảm nhầy bảo vệ mũi mất đi, dễ gây tổn thương niêm mạc mũi. Vì thế, mũi dễ bị viêm hơn. Vì vậy, chỉ trong những trường hợp bị viêm mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… thì mới nên dùng muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi.
Sau khi được mẹ tự trị bệnh, bé Mướp khóc to. Tưởng con không muốn nhỏ nước vào mũi nên khóc để “trốn”, chị Vân bế ngửa con ra và nhỏ tiếp vào lỗ mũi còn lại. Xong được một lúc, bé Mướp vẫn khóc to, vừa khóc vừa lấy tay dụi mũi. Nghĩ có điều không hay, chị Vân vỗ về con và kiểm tra mũi bé. Lúc này, chị thấy niêm mạc mũi con đỏ hồng. Lo lắng, chị liền đưa con đến bác sĩ nhi khoa gần nhà khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán, niêm mạc mũi của bé bị kích ứng mạnh vì sức nóng, cay từ tỏi nên ửng đỏ.
Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Hiện nhiều người thường giã tỏi vắt lấy nước để nhỏ mũi hoặc pha với nước ấm để xông mũi khi bị cảm và viêm xoang. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra quy trình điều trị khoa học và liều lượng cụ thể. Do đó, người dân nên cân nhắc trong việc nhỏ nước tỏi vào mũi, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương), niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng, cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Do đó, nhỏ nước tỏi ép không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, có thể làm bỏng niêm mạc mũi. Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể gây hoại tử da. Hơn nữa, khi bỏng rộp niêm mạc mũi, trẻ sẽ khó thở bằng đường mũi, buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo người lớn không sử dụng nước tỏi ép để nhỏ mũi cho trẻ.
Cũng theo bác sĩ Nhuận, khi trẻ hắt hơi, sổ mũi, phụ huynh có thể rửa mũi cho con nhưng chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng nước muối sinh lý. Bởi thực tế nhiều trẻ không bị ngạt, sổ mũi vẫn được cha mẹ nhỏ nước muối hằng ngày để rửa mũi. Đây là thói quen không tốt, vì lúc này mũi đang bình thường, nếu cứ làm sạch sẽ khiến lớp thảm nhầy bảo vệ mũi mất đi, dễ gây tổn thương niêm mạc mũi. Vì thế, mũi dễ bị viêm hơn. Vì vậy, chỉ trong những trường hợp bị viêm mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… thì mới nên dùng muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi.
Có rất nhiều cách đơn giản để bạn giúp bé tránh được cảm cúm trong những ngày giá lạnh như hiện nay.