Chỉ cần nhìn vào 2 bên gò má sẽ biết ngay bạn đang bị nám hay đốm nâu
Nám và đốm nâu đều khiến da sẫm màu nhưng nám khó chữa trị hơn rất nhiều.
Da thâm nám không đều màu là nỗi phiền lòng với nhiều chị em. Tuy nhiên thực tế nám, thâm sạm hay đốm nâu lại là những vấn đề khác nhau với cách xử lý hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy, trước khi mơ ước về làn da đẹp không tỳ vết, bạn cần phân định rõ sự khác nhau giữa nám và đốm nâu thì mới tìm được cách giải quyết chuẩn chỉnh nhất.
Nám là nỗi phiền lòng với nhiều chị em phụ nữ.
Nám là gì?
Theo bác sĩ Sejal Shah (người sáng lập Smarter Skin Dermatology, New York) chia sẻ nám thường xuất hiện dưới dạng các mảng đối xứng trên mặt, đặc biệt là khu vực mũi, trán, cằm và môi trên. Nám cũng thường có kích thước lớn, xuất hiện thành mảng.
Bác da liễu Adam Friedman (Đại học Y khoa George Washington, Washington) chia sẻ thêm rằng nám thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người có làn da sẫm màu. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với tia cực tím, ảnh hưởng của nội tiết tố… Nhiều người có thể bị nám trong hoặc sau khi mang thai.
Đốm nâu là gì?
Theo bác sĩ Adam Friedman cho biết đốm nâu, sẹo mụn cũng là sự gia tăng sắc tố trên da. Sau khi bị mụn hoặc do sự tác động của ánh nắng mặt trời đã kích thích sản sinh melanin khiến vùng da này trở nên sậm màu hơn bình thường. Tuy nhiên chúng thường có kích thước nhỏ, đơn lẻ trên da.
Trị nám và đốm nâu như thế nào?
Trên thực tế phương pháp trị nám và đốm nâu là khá giống nhau tuy nhiên nám khó loại bỏ hơn rất nhiều. Thông thường để trị đốm nâu, các bác sĩ có thể dùng những sản phẩm bôi ngoài như vitamin C, axit kojic, niacinamide, hydroquinone và axit azelaic. Tuy nhiên những sản phẩm này lại không có tác dụng hiệu quả với nám.
Để điều trị nám, bác sĩ Shah khuyên bạn nên kết hợp sử dụng kem chống nắng, các thành phần làm sáng và điều trị bằng laser dạng nhẹ. Với phương pháp trị nám bằng laser, bạn thường phải thực hiện ít nhất là 3 tháng (mỗi lần/tháng), sau đó cứ 6 tháng lại phải đến phòng khám thực hiện trị liệu để có thể duy trì hiệu quả.
Nám thường có tính đối xứng, mọc thành mảng lớn và khó chữa trị hơn đốm nâu rất nhiều.