Nhập viện vì đau bụng, bác sĩ thấy đầu em bé nhô ra giữa 2 chân nhưng sản phụ vẫn quả quyết mình không có thai

TÚ UYÊN,
Chia sẻ

Khi Tiểu Viên vào phòng kiểm tra, bác sĩ giật mình khi nhìn thấy giữa hai chân của cô gái là một cái đầu nhỏ đang nhô ra.

Tiểu Viên (28 tuổi) sống tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, mồ hôi vã ra như tắm. Tiếp nhận trường hợp của Tiểu Viên, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đã thắc mắc: "Cô có thai đúng không? Lần hành kinh gần đây của cô là khi nào?".

Tiểu Viên cho biết, lần hành kinh gần đây nhất là vào tháng 2. Tuy nhiên, cô kiên quyết phủ nhận chuyện mang thai bởi trước đó, cô được chẩn đoán có tử cung lạnh, chạy chữa nhiều nơi không có kết quả, nên cô gần như mặc định mình không thể mang thai.

Khi Tiểu Viên vào phòng kiểm tra, bác sĩ giật mình nhìn thấy giữa hai chân của cô gái là một cái đầu nhỏ đang nhô ra. Bác sĩ kinh ngạc hét lên: "Tử cung đã mở, nhanh đưa sản phụ vào phòng sinh".

Sau 7 phút đỡ đẻ, Tiểu Viên đã hạ sinh một bé trai khỏe mạnh khoảng 3,35kg. Cho đến khi đứa trẻ chào đời, Tiểu Viên vẫn không tin là mình đã sinh con. Kể cả trong phòng sinh, khi đầu thai nhi trồi lên, cô vẫn hỏi bác sĩ: "Bác sĩ, có đúng đứa trẻ từ trong bụng tôi ra không?".

Thai nhi gần rơi ra ngoài, sản phụ 28 tuổi mới biết mình có thai  - Ảnh 1.

Tiểu Viên không hay biết mình có thai cho đến tận khi em bé đã chào đời (Ảnh minh họa).

Chị của Tiểu Viên chia sẻ: "Mỗi lần đến nhà thăm em gái, nhìn thấy bụng của em ngày càng to tròn, tôi đã hoài nghi em mang thai và khuyên em đến bệnh viện kiểm tra. Thế nhưng, em tôi một mực khăng khăng là người chỉ béo lên thôi chứ không có thai. Hiện tại, đứa trẻ đã chào đời, cả nhà tôi vì bất ngờ nên vẫn chưa chuẩn bị mọi thứ".

Bác sĩ Lưu Sóc, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Phụ Sản Hồ Nam, cho biết trong suốt thai kỳ, Tiểu Viên chưa một lần đi khám. Đó là một việc rất nguy hiểm khi không lường trước được những nguy cơ có thể xảy ra với thai phụ.

Khi biết câu chuyện của Tiểu Viên, cộng đồng mạng đã kinh ngạc chia sẻ về hành trình mang thai:

- Khi tôi mang thai có phản ứng vô cùng nhạy cảm, tôi luôn bị ốm nghén và không thể nuốt bất kì thứ gì. Giai đoạn gần sinh, chân tay tôi đau nhức, ngay cả nằm cũng thấy mệt mỏi. Tôi tự hỏi tại sao cô ấy mang thai mà không hề hay biết?

Nhập viện vì đau bụng, bác sĩ thấy đầu em bé nhô ra giữa 2 chân nhưng sản phụ vẫn quả quyết không có thai - Ảnh 2.

Nếu suốt thai kì không một lần thăm khám sẽ rất nguy hiểm (Ảnh minh họa).

- Cô ấy là một người mẹ bất cẩn nhưng cũng khiến tôi ngưỡng mộ. Cả quá trình mang thai, tôi luôn trong trạng thái lo lắng, bất an. Thế nhưng cô ấy mang thai mà chẳng có cảm giác gì, tôi không biết nên buồn hay nên vui cho cô ấy?

Trong cuộc sống, không ít trường hợp các mẹ có thai mà chẳng hề hay biết. Có trường hợp một sản phụ mũm mĩm, mang thai 8 tháng mới biết. Khi bác sĩ hỏi: "Cho dù cô không ốm nghén, nhưng ít nhất cô phải có cảm giác khi thai nhi cử động trong bụng chứ?".

Sản phụ cho biết: "Thể trạng của tôi mũm mĩm, tôi nghĩ rằng mình ăn nhiều nên nhu động ruột mới hoạt động". Câu trả lời của sản phụ đã khiến bác sĩ và người thân của cô phải "đứng hình".

Một số hiểu lầm về chuyện thụ thai

1. Tử cung lạnh không dễ mang thai?

Hiểu theo cách đơn giản, tử cung lạnh là tình trạng năng lượng dương không thể làm ấm cơ thể, mạch máu tử cung co thắt lại khiến tử cung thiếu máu nuôi, gây khó rụng trứng và thụ thai thành công.

Nhập viện vì đau bụng, bác sĩ thấy đầu em bé nhô ra giữa 2 chân nhưng sản phụ vẫn quả quyết không có thai - Ảnh 4.

Phụ nữ có tử cung lạnh thì khả năng mang thai rất thấp và tỉ lệ sẩy thai cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không thể mang thai. Thông qua cách bồi bổ, giữ ấm cơ thể và tránh ăn đồ lạnh thì phụ nữ có tử cung lạnh vẫn có khả năng mang thai.

2. Trong giai đoạn cho con bú, phụ nữ không dễ mang thai?

Nhiều mẹ trong thời gian ở cữ, cho con bú và kinh nguyệt chưa hồi phục tin rằng họ không thể có thai, đây là suy nghĩ sai lầm của sản phụ.

Giai đoạn cho con bú, khả năng sinh sản suy giảm nhưng không có nghĩa là sản phụ không thể mang thai. Giai đoạn hậu sản, trước kỳ kinh nguyệt lần đầu khoảng 14 ngày thì trứng đã bắt đầu rụng, thời điểm này các mẹ thường lơ là và cho rằng không dễ có thai. Giai đoạn này nếu các mẹ không có biện pháp phòng tránh, khi tử cung chưa hồi phục nhưng các mẹ tiếp tục mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trên thực tế, mọi người phụ nữ bình thường đến tuổi trưởng thành đều có khả năng thụ thai. Vì vậy, những người đã có chồng hoặc có quan hệ tình dục, nếu kinh nguyệt không đều thì cần đi kiểm tra kịp thời. Bạn cũng có thể sử dụng que thử thai tại nhà sau đó đi bác sĩ khám.

Chia sẻ